admin@phapluatdansu.edu.vn

Thực trạng và xu hướng phát triển tiền mã hóa tại Việt Nam – MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

 TRẦN THỊ XUÂN ANH & NGÔ THỊ HẰNG – Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

 

1. Giới thiệu

Tiền mã hoá là một trong những dạng phổ biến của tiền kỹ thuật số, có tên thuật ngữ trong tiếng Anh là “Crypto currencies” hay “Cryptocurrencies”. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (the European Central Bank – ECB) phân loại tiền mã hoá là một bộ phận thuộc tiền ảo (Virtual currencies) và cho rằng tiền mã hoá là hình thức biểu thị điện tử của giá trị, không do ngân hàng trung ương phát hành, tổ chức tín dụng hay các định chế tiền mã hoá và trong một số trường hợp, có thể được sử dụng như một phương tiện thay thế tiền pháp định thông thường” (ECB, 2015). Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) xếp loại tiền mã hoá vào nhóm tiền kỹ thuật số (digital currencies) và định nghĩa “tiền mã hoá là biểu thị điện tử của giá trị, được ghi nhận theo đơn vị thanh toán của riêng nó trong các tài khoản giao dịch, khác với các dạng thức tiền mã hoá (e-money) – các cơ chế thanh toán số – thường đại diện và được ghi nhận, thanh toán theo đơn vị tiền tệ pháp định” (Houben & Snyers, 2018).

Continue reading

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI BỞI COVID-19

LS. HOÀNG THỊ HOÀI THULS. HỒ THỊ TRÂMChuyên gia LƯƠNG VĂN LÝ – CÔNG TY TNHH LUẬT GLOBAL VIỆT NAM LAWYERS

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại khi hòa cảnh thay đổi bởi Covid-19

Tình hình dịch bệnh do Covid-19 gây ra ngày càng diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 05/4/2020, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã lên tới 1.199.583 người, với 64.662 ca tử vong.

Khi hoàn cảnh thay đổi và khó khăn phải gánh chịu

Dịch bệnh đã kéo theo hậu quả là kinh tế hầu hết các nước đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), các chuyên gia thậm chí còn cảnh báo chủng virus corona mới có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD trong năm nay.

Trước bối cảnh nêu trên, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng không tránh khỏi những thiệt hại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc duy trì hoạt động bình thường là không thể, dẫn đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên theo những hợp đồng đã giao kết cũng bị ảnh hưởng.

Để hạn chế phần nào khó khăn, hẳn nhiên, bên bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tình hình dịch bệnh luôn mong muốn điều chỉnh hoặc chấm dứt hợp đồng đã giao kết.

Câu chuyện sẽ thuận lợi nếu bên còn lại “cảm thông” và thiện chí chịu cùng nhau ngồi lại, cùng nhau cân nhắc nhằm đạt được sự đồng thuận trong việc điều chỉnh hay thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, nếu bên còn lại không đồng ý chia sẻ khó khăn, sự bất đồng quan điểm sẽ dẫn đến tranh chấp giữa các bên.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: