admin@phapluatdansu.edu.vn

NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ trong nhân sinh quan của người Việt

 PHÙNG THỊ AN NA

Nhân sinh quan truyền thống người Việt là mẫu số chung của phép cộng các triết lý nhân sinh của các tộc người Việt Nam, luôn gắn liền với nông nghiệp (lúa nước) và thiết chế làng – xã, được triển khai trong một hệ thống hoàn chỉnh trên mọi chiều kích của các mối quan hệ: lao động – sản xuất, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, gia đình, dòng tộc, họ hàng,… Continue reading

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: Nguồn gốc và khái niệm

 JEAN-GUY VAILLANCOURT – Đại học Montreal, Canada

Trong bài viết này tôi sẽ cố gắng làm ba việc. Thứ nhất, tôi sẽ trình bày một cách ngắn gọn khái niệm phát triển bền vững, như đã được nêu ra ban đầu trong báo cáo Brundtland1. Sau đó tôi sẽ xem xét lịch sử và nguồn gốc của khái niệm phong phú và mơ hồ này. Trong phần thứ ba, tôi sẽ cố gắng chỉ ra rằng khái niệm phát triển bền vững này không chỉ hàm chứa một sự hòa giải đơn giản giữa kinh tế và sinh thái, giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Continue reading

NGÔN NGỮ TRONG GIAO DỊCH: Rào cản của Indonesia là thế mạnh của Việt Nam?

NHÃ TRÚC – Báo Sài Gòn Giải Phóng*

Trong thập kỷ qua, chính phủ Indonesia đã nỗ lực tăng cường việc sử dụng tiếng Indonesia ở mọi mặt. Quy định sử dụng quốc ngữ đã vượt quá khuôn khổ của nó trong văn hoá giáo dục và “xâm lấn" sang lĩnh vực kinh doanh.

Câu chuyện về quy định này là nguồn cơn của những vụ kiện triệu đô tại Indonesia, đồng thời đặt vấn đề về việc quản lý ngôn ngữ cho người lao động và doanh nghiệp nước ngoài.

Nỗ lực đẩy mạnh quốc ngữ

Câu chuyện bắt đầu với Luật số 24/2009 được thông qua nhằm bảo vệ sự tôn nghiêm của quốc kỳ, quốc ngữ, quốc huy và quốc ca. Ngoài những vai trò phổ biến trong truyền thông và giáo dục, Điều 26 của bộ luật này cũng quy định rằng quốc ngữ phải được sử dụng trong tất cả các thoả thuận hợp đồng liên quan tới các cá nhân và tổ chức Indonesia.

Continue reading

NHÂN ĐỌC BÀI: “TRƯỜNG VIỆT – ÚC GỬI THÔNG BÁO TỪ CHỐI 40 HỌC SINH”

LS. VÕ ĐỨC DUY – Trưởng điều hành chi nhánh Việt Nam, Công ty Luật Santa Lawyers (Hoa Kỳ)

Vấn đề Trường Việt Úc gửi thư đến 40 phụ huynh thông báo ngừng nhận con em của họ, dư luận có 2 luồng ý kiến, có bên cho rằng nhà trường không có quyền cấm học sinh đi học tại trường này, có bên cho là phụ huynh đã sai khi không chịu mức học phí của trường này đưa ra …

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả có những phân tích và ánh nhìn theo góc độ pháp lý như sau :

Việt Úc theo mô hình quốc tế, nên nếu tham chiếu theo common laws ( hệ thống thông luật ), comparaive laws ( luật so sánh) và những common senses ( những lẽ thường và đạo lý ở đời ) theo văn hóa của người phương Đông.

Thứ nhất: Trong đạo luật về dân sự của các quốc gia có chính thể liên bang ( như Mỹ, ÚC, Canada , etc…) có qui định “ We reserve the right to refuse services to anyone” ( hiểu trong ngữ cảnh này là: điều khoản qui định họ ( bên cung ứng ) có quyền từ chối phục vụ khách hàng, dù có thể là Khách hàng mới và/hoặc trước đó đã ký hợp đồng với Khách hàng, nhưng trong quá trình thực hiện công việc, Khách hàng đã không hợp tác, không trung thực, gây khó dễ cho bên cung cấp, v.v…, đành buộc họ dựa vào điều khoản này mà ngưng và từ chối phục vụ Khách hàng ( dù trên thế gian này bất kỳ một business nào cũng đều cần Khách hàng)1.

Continue reading

THẾ KỶ CHÂU Á ĐANG GẶP HIỂM HỌA

 LÝ HIỂN LONG – Thủ tướng Singapore (Người dịch: Trần Ngọc Cư)

“Trong những năm gần đây, người ta nói rằng thế kỷ tiếp theo sẽ là thế kỷ của Châu Á và Thái Bình Dương, như thể đó là điều chắc chắn. Tôi không đồng ý với quan điểm này.” Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lập luận đó với Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi vào năm 1988. Hơn 30 năm sau, Đặng tỏ ra đã biết trước. Sau nhiều thập kỷ thành công về kinh tế, châu Á ngày nay là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Trong thập kỷ này, các nền kinh tế châu Á sẽ trở nên lớn hơn so với phần còn lại của các nền kinh tế thế giới cộng lại, một điều chưa từng có từ thế kỷ XIX. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, cảnh báo của Đặng vẫn còn giá trị: một thế kỷ châu Á vừa không phải là điều tất yếu vừa không thể định trước được.

Châu Á đã phát triển thịnh vượng nhờ Pax Americana [nền hoà bình do Mỹ thiết lập] tồn tại từ cuối Thế chiến II, đã cung cấp một bối cảnh chiến lược thuận lợi. Nhưng bây giờ, mối quan hệ đầy khó khăn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đặt ra những câu hỏi sâu sắc về tương lai Châu Á và hình dạng của một trật tự quốc tế đang xuất hiện. Các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm cả Singapore, đặc biệt quan tâm, vì họ sống ở giao điểm lợi ích của nhiều cường quốc khác nhau và phải tránh bị mắc kẹt giữa hoặc bị ép buộc vào những lựa chọn làm mất lòng phe này hoặc phe khác.

Nguyên trạng ở Châu Á chắc chắn phải thay đổi. Nhưng liệu cấu hình mới sẽ cho phép khu vực này thành công hơn nữa hoặc mang lại sự mất ổn định nguy hiểm? Điều đó phụ thuộc vào các lựa chọn mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đưa ra, riêng biệt và cùng nhau. Hai cường quốc phải xây dựng một thoả ước chung sống hòa bình, modus vivendi, theo đó họ sẽ cạnh tranh trong một số lĩnh vực mà không cho phép sự cạnh tranh này gây độc hại cho sự hợp tác ở các lãnh vực khác.

Continue reading

Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

PGS.TS. TRẦN THỊ MINH THI – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, đình, Viện HLKHXH Việt Nam

Trước tác động của bối cảnh mới hiện nay, các giá trị gia đình Việt Nam đang có những biến đổi nhất định cần được nhận biết, đánh giá, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp nhằm xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, góp phần vào thành công của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Xu hướng biến đổi giá trị đạo đức, tâm lý và tình cảm của gia đình Việt Nam đương đại

Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua những biến chuyển quan trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới, hiện đại và tự do hơn. Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập và giao lưu văn hóa làm xuất hiện những quan điểm cởi mở hơn về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Gia đình là giá trị quan trọng hàng đầu

Người dân Việt Nam vốn coi gia đình là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống, sau đó là sức khỏe, việc làm, thu nhập, bạn bè, học vấn, thời gian giải trí, địa vị, tín ngưỡng tôn giáo và chính trị (Biểu 1). Khái niệm gia đình ở đây là mô hình gia đình truyền thống được xây dựng trên cơ sở hôn nhân.

Continue reading

MỘT XÃ HỘI LẬP NGHIỆP CẦN MỘT NHÀ NƯỚC LẬP NGHIỆP

TS. MARIANA MAZZUCATO – Đại học London (Khi viết bài này, bà là giáo sư kinh tế tại Đại học Sussex, Vương quốc Anh). Nguyễn Trịnh Đôn dịch

Tăng trưởng nhờ đổi mới sáng tạo có thể làm được những điều không tưởng hiện đang thách thức chủ nghĩa tư bản hiện đại: làm cách nào để tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững và kéo dài trên nền tảng những công việc lương cao và đem lại giá trị lớn. Đây là cốt lõi của xã hội lập nghiệp (entrepreneurial society) và là một mục tiêu tốt. Vấn đề là làm sao đạt được mục tiêu đó.
Dù nhiều nước đã đề ra mục tiêu này, nhưng con số những nơi thực hiện được vẫn còn khiêm tốn. Lý do của khó khăn này nằm ở những hiểu lầm phổ biến về cách thức đạt được tăng trưởng nhờ đổi mới sáng tạo (innovation) trước đây. Cách hiểu sai này khiến việc đề ra chính sách bị đưa theo những lối lập luận sai vốn cho rằng các nhà lập nghiệp và công ty cá nhân là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Nếu không bị thách thức, những lập luận này sẽ đưa đến những chính sách gây cản trở và lối phân phối thành quả không phản ánh sự phân bố rủi ro trên thực tế.

Một xã hội lập nghiệp cần một nhà nước lập nghiệp (entrepreneurial state), một nhà nước mà thông qua tầm nhìn cùng những đầu tư công chiến lược phân bố khắp chuỗi đổi mới sáng tạo có thể tạo ra cái tinh thần động vật (animal spirit)1 ở các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nhân lập nghiệp (entrepreneur) từ đó sẽ nhìn thấy các cơ hội tăng trưởng, rồi đầu tư sẽ diễn ra.

Continue reading

VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC HIỆN NAY

PGS-TS. ĐINH CÔNG TUẤN – Viện nghiên cứu châu Âu

1. Chiến lược toàn cầu, châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc hiện nay

Gần 100 năm qua kể từ khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) và hơn 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), mục tiêu chiến lược của TQ không hề thay đổi, đó là xây dựng TQ trở thành cường quốc số 1 lãnh đạo thế giới. Sau Đại hội XVII Đảng Cộng sản TQ (2012), TQ đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về quy mô nền kinh tế, GDP đạt 2100 tỷ USD. TQ đã đưa ra lý luận về việc "phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa", xây dựng "Giấc mộng Trung Quốc" với 2 mục tiêu có tính tiêu chí: "2 mục tiêu 100 năm" (Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng (1921-2021) nhằm xây dựng xã hội khá giả toàn diện (thoát nghèo, xây dựng xã hội trung lưu) và kỷ niệm 100 năm thành lập nước (1949-2049) xây dựng thành công Nhà nước TQ hiện đại hóa XHCN, văn minh, dân chủ, giàu mạnh, hài hòa (TQ vững mạnh, trở thành cường quốc, lãnh đạo thế giới). Đến sau Đại hội XIX (2017) TQ đưa ra 3 mục tiêu đến năm 2049, 2 mục tiêu đã nêu trong Đại hội XVII (2012) không hề thay đổi, chỉ bổ sung thêm mục tiêu đến năm 2035 xây dựng TQ trở thành cường quốc khu vực châu Á – Thái Bình (CA – TBD). Về chiến lược toàn cầu thì đã rõ ràng. Còn về chiến lược của TQ tại khu vực CA-TBD thì sách trắng của TQ công bố ngày 10/01/2017 đã đưa toàn bộ nội dung bao gồm 6 phần như sau: 1) Chủ trương chính sách của TQ đối với sự hợp tác an ninh trong khu vực CA-TBD; 2) Ý tưởng an ninh ở khu vực CA-TBD của TQ; 3) Mối quan hệ giữa TQ với những nước chủ yếu trong khu vực CA-TBD; 4) Lập trường và chủ trương của TQ về các vấn đề nóng trong khu vực; 5) TQ tham gia cơ chế đã biên trong khu vực;  6) TQ tham gia hợp tác an ninh phi truyền thống trong khu vực CA-TBD[1].

Continue reading

TẠI SAO TIN GIẢ THAO TÚNG XÃ HỘI?

 CAILIN O’CONNOR & JAMES OWEN WEATHERALL  (Nguyễn Cường lược dịch)1

Giữa thế kỷ 19, loài sâu sừng cà chua có kích thước bằng ngón tay lan rộng khắp vùng đông bắc Hoa Kỳ. Sau đó bắt đầu xuất hiện các báo cáo đáng sợ về khả năng loài này có thể gây độc cho con người tới mức tử vong. Vào tháng 7/ 1869, các tờ báo còn đăng tin về một cô gái ở Red Creek, New York đã “rơi vào tình trạng co cứng, cuối cùng tử vong’’ sau khi nhiễm độc từ sinh vật này. Mùa thu năm đó, tờ Syracuse còn đăng một bản báo cáo từ bác sĩ Fuller, cảnh báo rằng sâu sừng ”độc như  rắn chuông” và nói rằng đã có 3 ca tử vong liên quan tới nọc độc của nó.

Lan truyền thông tin sai lệch thường hiệu quả nhất bằng cách sử dụng một phần của sự thật.

Thực tế, sâu sừng cà chua là một loài phàm ăn có thể tước sạch cây cà chua trong vài ngày, nhưng vô hại với con người. Các nhà côn trùng học đã biết điều này trong nhiều thập kỷ trước khi BS Fuller công bố bản báo cáo của mình, và tuyên bố của ông đã bị các chuyên gia chế giễu. Vậy tại sao những tin đồn vẫn tồn tại bất chấp sự thật? Con người là những sinh vật học tập xã hội. Chúng ta phát triển hầu hết niềm tin của mình từ thông tin, kiến thức của những người đáng tin cậy khác như giáo viên, phụ huynh và bạn bè. Việc truyền tải kiến thức xã hội này là trái tim của văn hóa và khoa học. Thế nhưng như câu chuyện về sâu sừng cà chua cho chúng ta thấy, một lỗ hổng lớn: đôi khi những tri thức chúng ta lan truyền là sai.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 45/TANDTC-PC NGÀY 30 THÁNG 3 NĂM 2020 CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ VIỆC XÉT XỬ TỘI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

1. Hướng dẫn xác định tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự

1.1. Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người:

a) Trốn khỏi nơi cách ly;

b) Không tuân thủ quy định về cách ly;

c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;

d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

1.3. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 13/TANDTC-PC NGÀY 24 THÁNG 2 NĂM 2020 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN BỐ TRÍ TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

TÒA ÁN NHÂN DÂN TÔI CAO

1. Phòng xử án

Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa Gia đình và Người chưa thành niên phải bảo đảm đúng theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28-7-2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Phòng xử án được trạng bị rèm che hoặc màn che có thể gấp gọn để chắn không cho nạn nhân là trẻ em, người chưa thành niên nhìn thấy bị can, bị cáo; Các trang thiết bị để thu phát việc lấy lời khai của trẻ em, người chưa thành niên trong qúa trình xét hỏi tại phiên tòa gồm: Màn hình ti vi; May tính hoặc thiết bị phát video được kết nối với màn hình ti vi; Loa, có điều khiển từ xa để điều chỉnh âm lượng; Thiết bị ghi âm, ghi hình, mạng tinternet, mạng truyền hình trực tuyến và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác xét xử; Máy điều hòa không khí.

2. Phòng hòa giải

Phòng hòa giải thiết kế với nền tường màu xanh, treo tranh, ảnh về thiên nhiên, con người và được bố trí bàn hình tròn hoặc hình bầu dục.

3. Phòng chờ

Phòng chờ có thể được sử dụng nhằm một số mục đích như sau:

Tạo không gian riêng tư, thân thiện để trẻ em và người chưa thành niên cùng cha mẹ, người giám hộ, người lớn đi kèm ngồi chờ khi ở Tòa án, để trẻ em, người chưa thành niên tạm nghỉ khi thấy căng thẳng, không khỏe hay cần nghỉ ngơi trong quá trình xét xử, cung cấp lời khai trước tòa, để được cha mẹ, chuyên gia tâm lý hoặc cán bộ xã hội an ủi, khích lệ…

Continue reading

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM GÂY NGUY HIỂM CHO CON NGƯỜI

TS. ĐỖ THÀNH TRƯỜNG – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Hiện nay, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) đang có diễn biến phức tạp trên thế giới và tại Việt Nam, gây ra hậu quả thiệt hại, khó lường về kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Vậy pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể nào liên quan đến hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho người?

Hiện nay, ở Việt Nam, quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới; chống dịch; các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người được quy định cụ thể trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Luật số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007). Các tội phạm về môi trường được quy định từ Điều 235 đến Điều 246 thuộc Chương XIX Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); trong đó tại Điều 240 quy định cụ thể về tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.

Về hiệu lực áp dụng Điều luật

Hiệu lực áp dụng Điều 240 BLHS năm 2015 được quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Bộ luật này. Bên cạnh đó, theo Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 94/2015/QH13 thì hiệu lực áp dụng của Điều 240 BLHS năm 2015 được quy định cụ thể như sau:

Continue reading

XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG: Vì sao không thể đổ hết trách nhiệm cho Nhà nước

 SARAH JO BREGMAN & NGUYỄN PHÚC ANH

Dịch bệnh là một dạng khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng mang tính nhân tạo mà không một Nhà nước, chính quyền nào, dù mạnh mẽ hiệu quả đến đâu cũng có thể dễ dàng xử lý nếu thiếu sự nỗ lực và đóng góp chung của từng thành viên cộng đồng. Quan điểm quy giản trách nhiệm xử lý dịch bệnh là của nhà nước chưa đánh giá đúng vai trò và ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong việc xử lý những khủng hoảng mang tính cộng đồng.

Hơn bao giờ hết, chúng ta đang sống trong một xã hội mà quyết định của một cá nhân có thể ảnh hưởng đến sinh mệnh của cả cộng đồng.

Bối cảnh bùng phát virus Covid-2019 ở Việt Nam và phản ứng ban đầu của Nhà nước

Virus Covid-2019 đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam theo như ghi nhận là vào ngày 23 tháng 01 năm 2020. Từ thời điểm chính thức phát hiện dịch cúm cho đến nay, chính quyền không ngừng đưa ra những biện pháp khác nhau để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh lây lan trên diện rộng và để minh bạch trong hoạt động phòng/chống dịch của Nhà nước.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: