admin@phapluatdansu.edu.vn

KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG TÒA ÁN Ở CỘNG HÒA PHÁP

 1. Hệ thống tư pháp của Pháp được chia thành 3 ngạch Tòa án

Ở Pháp, có 3 ngạch Toà án. 3 ngạch Toà án này có những điểm chung nhưng tất nhiên, cũng có những điểm khác nhau. Đó là ngạch Toà án hiến pháp, ngạch Toà án tư pháp và ngạch Toà án hành chính.

a. Hội đồng bảo hiến

Hội đồng Bảo hiến kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật. Năm 1958, nước Pháp đã thực hiện một cuộc cách mạng lớn, đó là thành lập Hội đồng Bảo hiến vì theo quan niệm truyền thống của Pháp, luật có thể quy định tất cả. Hội đồng Bảo hiến có 9 thành viên do Tổng thống, Chủ tịch Thượng Nghị viện và Chủ tịch Hạ Nghị viện chỉ định. Các cựu Tổng thống là thành viên đương nhiên của Hội đồng Bảo hiến nhưng trên thực tế, họ không bao giờ có mặt tại Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng Bảo hiến do Tổng thống chỉ định trong số các thành viên của Hội đồng. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng là 9 năm và không được tái nhiệm.

Hội đồng Bảo hiến có các chức năng chính và chức năng phụ.

Chức năng chính là kiểm tra xem các đạo luật do Nghị viện thông qua có tuân thủ Hiến pháp không. Đó là nhiệm vụ không thể phủ nhận của Hội đồng Bảo hiến. Thủ tục kiểm tra của Hội đồng được tiến hành sau khi Nghị viện biểu quyết thông qua luật và trước khi ban hành luật. Hội đồng kiểm tra các điều ước quốc tế của Pháp trước khi Nghị viện phê chuẩn điều ước. Hội đồng can thiệp theo yêu cầu của các thiết chế quyền lực chính trị, như Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ Nghị viện, Chủ tịch Hạ Nghị viện hoặc theo bản yêu cầu có chữ ký của 60 hạ nghị sỹ hoặc 60 thượng nghị sỹ. Hội đồng Bảo hiến ra quyết định nêu rõ căn cứ về tính hợp hiến của các đạo luật được đưa ra Hội đồng xem xét. Đó là chức năng chính của Hội đồng. Có nhiều đạo luật không được đưa ra Hội đồng Bảo hiến xem xét vì Hội đồng chỉ can thiệp khi có yêu cầu của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Có một ngoại lệ là các luật quan trọng như luật tổ chức, kể cả luật tổ chức cơ quan quyền lực chính trị, đương nhiên phải được đưa ra Hội đồng Bảo hiến xem xét.

Chức năng phụ của Hội đồng Bảo hiến là kiểm tra tính hợp thức của một số cuộc bầu cử Tổng thống và các cuộc trưng cầu dân ý. Khối lượng các công việc này của Hội đồng ngày càng nhiều vì đối với những vấn đề này, bất cứ cử tri, công dân nào cũng có quyền yêu cầu Hội đồng xem xét. Hiển nhiên là khi Hội đồng chỉ có 9 thành viên thì sẽ phải có các cộng tác viên là những người chuẩn bị cho Hội đồng ra quyết định, mà một số cộng tác viên là các thẩm phán hành chính và tư pháp. Giống như các quyết định của Toà án, quyết định của Hội đồng Bảo hiến phải có căn cứ.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Hội thảo “Đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, ngày 29-30/10/2008.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp (Tên Tác giả chưa được cập nhật – Civillawinfor)

One Response

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading