admin@phapluatdansu.edu.vn

CÔNG ƯỚC CỦA HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU VỀ TỘI PHẠM MẠNG

European Communities - Wikipedia Điều 1. Định nghĩa

Trong công ước này

a. “Hệ thống máy tính” là bất cứ thiết bị hoặc nhóm thiết bị có liên hệ với nhau, thực hiện quá trình xử lý dữ liệu một cách tự động theo một chương trình định sẵn.

b. “Dữ liệu máy tính” là bất cứ sự thể hiện tình tiết thực tế, thông tin hoặc khái niệm theo một hình thức tương thích với việc xử lý trong hệ thống máy tính, bao gồm chương trình phù hợp với việc làm cho hệ thống máy tính thực hiện một chức năng nhất định.

c. “Nhà cung cấp dịch vụ” có nghĩa:

– Một tổ chức (công hoặc tư) cung cấp khả năng liên lạc thông qua hệ thống máy tính cho người sử dụng dịch vụ ;

– Bất cứ tổ chức nào khác, thay mặt các tổ chức hoặc người sử dụng dịch vụ kể trên thực hiện việc xử lý hoặc lưu trữ dữ liệu máy tính;

Continue reading

HIẾN PHÁP NGÀY 4 THÁNG 10 NĂM 1958 CỦA CỘNG HOÀ PHÁP (CÁC LẦN SỬA ĐỔI ĐẾN NĂM 2000)

CÁO THỊ

1° Bản chữ in nghiêng của Điều 11 của Hiến pháp có hiệu lực trong các điều kiện quy định trong các luật và luật về tổ chức cần thiết áp dụng theo Điều 46 của Luật Hiến pháp số 2008-724 ngày 23 tháng 7 năm 2008;

2° Điều 88-5 không áp dụng đối với việc tham gia hội thảo liên chính phủ mà do Hội đồng Châu Âu quyết định triệu tập trước ngày 01 tháng 07 năm 2004, theo Điều 47 của Luật Hiến pháp số n0 2008-724 ngày 23 tháng 7 năm 2008.

Từ khi có hiệu lực đến nay, Hiến pháp của Cộng hoà Pháp đã qua 15 lần sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là từ năm 1992 trở lại đây, cùng với quá trình xây dựng Liên minh châu Âu, hầu như năm nào Pháp cũng tiến hành sửa đổi Hiến pháp. Tuy nhiên, trong tất cả các lần sửa đổi Hiến pháp, chỉ có lần sửa đổi năm 1962 là lần sửa đổi quan trọng nhất, chuyển sang áp dụng chế độ bầu cử Tổng thống theo nguyên tắc trực tiếp và phổ thông đầu phiếu.

Cụ thể các lần sửa đổi Hiến pháp là như sau:

– Tháng 11/1962: Bầu Tổng thống theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu;

– Tháng 12/1963: Sửa đổi, bổ sung các quy định về khoá họp của Nghị viện;

– Tháng 10/1974: Quy định trường hợp có thể chuyển một đạo luật thông thường (Xem chú thích trang 3) sang cho Hội đồng Hiến pháp xem xét khi có đề nghị của 60 đại biểu Hạ viện hoặc 60 Thượng nghị sỹ;

Continue reading

LUẬT QUYỀN TÁC GIẢ CỦA NHẬT BẢN

Phần 1. Qui định chung

Chương 1. Những nguyên tắc căn bản

(Mục đích)

Điều 1. Luật này qui định quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm cũng như cuộc biểu diễn, bản ghi âm, phát sóng hoặc truyền đạt bằng phương tiện hữu tuyến, quan tâm chú ý đến việc sử dụng khai thác các tài sản văn hóa này một cách công bình hợp lý để có thể bảo vệ quyền lợi của tác giả.v.v…nhằm đóng góp vào sự phát triển văn hóa.

(Định nghĩa)

Điều 2. Trong Luật này, thuật ngữ sử dụng trong các điều khoản được giải thích theo các điểm sau đây.

1. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo biểu hiện tư tưởng tình cảm thuộc thể loại văn học nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật hoặc âm nhạc.

2. Tác giả là người sáng tác ra tác phẩm.

3. Biểu diễn là thể hiện một tác phẩm trên sân khấu bằng kịch, múa, hát, diễn tấu âm nhạc, ngâm đọc hoặc bằng các phương pháp trình diễn khác (bao gồm các hành vi tương tự dù không phải là diễn xuất nhưng mang tính chất nghệ thuật giải trí).

Continue reading

MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI

 CỤC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT BẢO HIỂMBỘ TÀI CHÍNH

I. Kinh nghiệm của Nhật Bản

1. Quá trình phát triển của chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới (CALI) tại Nhật Bản

– Vào cuối những năm 1940, ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Số lượng xe ô tô tăng từ 140.000 (năm 1945) lên 1,5 triệu (năm 1955). Theo là sự gia tăng về tai nạn giao thông; số vụ tai nạn giao thông tăng từ 12.000 vụ (năm 1945) lên hơn 80.000 vụ (năm 1995).

– Tuy nhiên, tại thời điểm đó không có quy định pháp luật cụ thể liên quan đến bồi thường tai nạn giao thông, dẫn đến 2 vấn đề: (i) một là nạn nhân gặp khó khăn trong việc thu thập các tài liệu chứng minh tổn thất của họ; (ii) người gây tai nạn khó có đủ tài chính để bồi thường cho những vụ tổn thất lớn. Trên cơ sở như vậy, năm 1955, Luật Bảo đảm trách nhiệm dân sự xe cơ giới ra đời nhằm quy định về trách nhiệm bồi thường và cơ chế bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới (CALI) nhằm đảm bảo bù đắp kịp thời cho các nạn nhân tai nạn giao thông.

2. Các nội dung chính của chế độ CALI

2.1. Khuôn khổ pháp luật

– Chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới – CALI chịu sự điều chỉnh của các quy định liên quan đến bồi thường trách nhiệm dân sự tại Bộ Luật dân sự và các quy định của Luật Bảo đảm trách nhiệm dân sự xe cơ giới (Luật về CALI). Trong đó, theo quy định tại Luật Bảo đảm trách nhiệm dân sự xe cơ giới:

Continue reading

LUẬT CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP, THANH LÝ DOANH NGHIỆP, XỬ LÝ PHÁ SẢN CÁ NHÂN VÀ TỘI PHÁ SẢN

LUẬT SỐ 67-563, NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 1967

Thiên 1

PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP VÀ THANH LÝ DOANH NGHIỆP

Chương 1. Tình trạng ngừng thanh toán

Điều 1

Mọi thương nhân và pháp nhân, kể cả các pháp nhân không có quy chế thương nhân, khi bị lâm vào tình trạng ngừng thanh toán thì đều phải khai báo trong thời hạn 15 ngày để mở thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thủ tục thanh lý doanh nghiệp.

Điều 2

Thủ tục phục hồi hoặc thủ tục thanh lý doanh nghiệp cũng có thể được mở theo đơn yêu cầu của một chủ nợ, không cần tính đến bản chất khoản nợ của người đó là như thế nào.

Toà án cũng có thể tự thụ lý vụ việc để giải quyết sau khi đã chất vấn con nợ hoặc con nợ đã được triệu tập hợp lệ.

Điều 3

Nếu một thương nhân đang trong tình trạng ngừng thanh toán mà chết thì người được hưởng thừa kế và chủ nợ của người đó được hưởng thời hạn khởi kiện ra toà thương mại là một năm, kể từ ngày người đó chết.

Toà thương mại cũng có thể tự thụ lý vụ việc để xét xử trong cùng thời hạn như quy định ở đoạn trên, sau khi những người được hưởng thừa kế được biết đến vào thời điểm đó đã được lấy ý kiến hoặc đã được triệu tập hợp lệ.

Continue reading

LUẬT CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG KHU VỰC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

LUẬT SỐ 83-675 NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 1984 

Thiên I

Phạm vi, đối tượng áp dụng

Điều 1

Luật này điều chỉnh các loại doanh nghiệp sau đây:

1. Các đơn vị phi hành chính của Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, không kể các đơn vị mà trong đó cán bộ, nhân viên chịu sự điều chỉnh của luật công; các đơn vị phi hành chính khác của Nhà nước có chức năng hoạt động dịch vụ công vừa mang tính hành chính, vừa mang tính công nghiệp và thương mại nếu có đa số nhân viên chịu sự điều chỉnh của luật tư.

2. Các công ty được quy định tại phụ lục I của luật này.

3. Doanh nghiệp hình thành từ quốc hữu hoá, công ty hình thành từ quốc hữu hoá, công ty công tư hợp doanh hay công ty cổ phần trong đó Nhà nước trực tiếp nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và các công ty bảo hiểm kinh doanh[1] hình thành từ quốc hữu hoá.

4. Công ty cổ phần trong đó trên 50% vốn điều lệ do một đơn vị phi hành chính nhà nước hoặc một công ty theo quy định tại điều này đang trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ được trên 6 tháng tính đến thời điểm luật này có hiệu lực, với điều kiện là công ty cổ phần đó phải sử dụng trung bình 200 lao động trong khoảng thời gian 24 tháng gần đây nhất.

5. Các công ty cổ phần khác có trên 50% vốn điều lệ do Nhà nước kết hợp với các đơn vị phi hành chính của Nhà nước hoặc các công ty theo quy định tại điều này đang trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ được trên 6 tháng tính đến thời điểm luật này có hiệu lực, với điều kiện là công ty cổ phần đó phải sử dụng trung bình 200 lao động trong khoảng thời gian 24 tháng gần đây nhất.

Continue reading

BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO ĐẠO LUẬT TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN

GENG-SHENQ LIN – Học viện Pháp luật, Đại học Đông Hải, Đài Loan

Tóm tắt:

Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động Đài Loan (LSA), được ban hành ngày 30 tháng 7 năm 1984, là luật quan trọng nhất bảo vệ người lao động tại Đài Loan. Và chỉ sau khi LSA được thông qua thì các nghiên cứu có hệ thống về luật lao động mới thực sự bắt đầu.

LSA là một đạo luật tương đối mới với nhiều quan niệm không được chắc chắn, do đó, bằng cách thực thi đạo luật này, chúng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đối với điều này, cơ quan tư pháp đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, theo thông lệ, thẩm phán thường trích dẫn các ý kiến của các học giả để ủng hộ quyết định của mình.

Trong bài này, tác giả sẽ giải thích cách thức cơ quan tư pháp đang hợp tác với các học giả để đưa ra những câu trả lời tốt hơn, đặc biệt là bảo vệ người lao động, thông qua việc xác định “người lao động”, “người sử dụng lao động”, đối với các vấn đề liên quan đến tiền lương, giờ làm việc và việc sa thải.

Nhìn chung, chúng tôi đồng ý với một học giả người Đức nổi tiếng Gallmmilscheg đã nói “Richterrecht bleibt unserer schicksal” (“Tư pháp vẫn là số phận của chúng ta”) và các học giả cũng sẽ đóng góp cho điều này. Từ khóa: LSA, người lao động, người sử dụng lao động, lương.

Continue reading

PHÁP LỆNH SỐ 86-1243, NGÀY 1 THÁNG 12 NĂM 1986 CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ TỰ DO GIÁ CẢ VÀ CẠNH TRANH

Chương I – TỰ DO GIÁ CẢ

Điều 1:

Các quy định tại Pháp lệnh số 45-1483 ngày 30/6/1945 nay bị bãi bỏ. Hàng hoá, dịch vụ trước đây thuộc diện quản lý giá theo quy định tại Pháp lệnh trên nay được tự do định giá theo quy luật cạnh tranh.

Đối với những ngành nghề, khu vực hạn chế cạnh tranh qua giá theo quy định của pháp luật hoặc do có độc quyền, có khó khăn trong việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ, thì Chính phủ sẽ ban hành nghị định, sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng quản lý cạnh tranh, quy định về khung giá đối với các ngành nghề hay khu vực đó.

Các quy định tại hai khoản trên không làm ảnh hưởng đến việc Chính phủ có thể ban hành Nghị định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hạn chế việc giá cả tăng quá mức trong trường hợp có khủng hoảng, trong những tình huống đặc biệt, thiên tai, địch hoạ hoặc trong trường hợp tình hình diễn biến bất thường trên thị trường trong một ngành nghề sản xuất cụ thể. Chính phủ ban hành Nghị định sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng quốc gia về tiêu dùng. Trong nghị định phải ghi rõ thời hạn hiệu lực, tuy nhiên không được vượt quá 6 tháng.

Chương II – HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Điều 2:

Quyết định thành lập Hội đồng quản lý cạnh tranh bao gồm 16 thành viên được bổ nhiệm theo Nghị định của Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Kinh tế.

Thành phần gồm :

1/ Bẩy người hiện đang là thành viên hoặc cựu thành viên của Tham chính viện, Toà kiểm toán, Toà phá án hoặc các Toà án hành chính hoặc tư pháp khác.

Continue reading

BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP THỪA PHÁT LẠI CỦA CỘNG HÒA PHÁP

CHƯƠNG I

Nghĩa vụ chung gắn liền với chức năng, nhiệm vụ

Mục I – Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp chung

Điều 1. Những quy định chung

Với tư cách là công lại và căn cứ vào những lời tuyên thệ của mình, trong mọi trường hợp, Thừa phát lại phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc độc lập đối với các bên và bên thứ ba, nhằm đảm bảo tính khách quan và trung thực, nền tảng tạo dựng lòng tin đối với ngành nghề.

Thừa phát lại phải hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác, chặt chẽ, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các luật và văn bản dưới luật hiện hành, cũng như các quy định của Bộ Quy tắc này.

Thừa phát lại phải không ngừng nâng cao trình độ, thông qua việc thường xuyên cập nhật kiến thức và tham gia các hoạt động bồi dưỡng.

Điều 2. Thái độ ứng xử, tác phong, cơ sở hành nghề

Trong mối quan hệ với đồng nghiệp, các bên thứ ba và cộng đồng nói chung, kể cả khi không làm nhiệm vụ, Thừa phát lại phải có thái độ ứng xử và tác phong ăn mặc phù hợp với danh dự nghề nghiệp.

Continue reading

LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TỐI CAO CỘNG HÒA PHÁP (Luật số 94-100 ngày 5 tháng 2 năm 1994)

Luật này đã được,

Hạ viện và Thượng viện thông qua, Hội đồng Bảo hiến tuyên bố phù hợp với Hiến pháp,

và Tổng thống nước Cộng hoà Pháp công bố với nội dung như sau:

Thiên 1

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TỐI CAO

Điều 1

Các thẩm phán thành viên Ban thẩm phán xét xử của Hội đồng thẩm phán tối cao được chỉ định theo quy định dưới đây:

1. Một thẩm phán xét xử ngoại ngạch của Toà án tư pháp tối cao do Hội đồng thẩm phán xét xử ngoại ngạch của Toà án này bầu ra;

2. Một Chánh án Toà án phúc thẩm do Hội đồng Chánh án Toà án phúc thẩm bầu ra;

3. Một Chánh án Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng do Hội đồng Chánh án Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng, Toà án sơ thẩm thẩm quyền hẹp hoặc Toà án phúc thẩm của một số tỉnh và lãnh thổ hải ngoại bầu ra;

4. Hai thẩm phán xét xử và một thẩm phán công tố được bầu theo quy định tại Điều 4.

Điều 2

Các thẩm phán thành viên Ban thẩm phán công tố của Hội đồng thẩm phán tối cao được chỉ định theo quy định dưới đây:

1. Một thẩm phán công tố ngoại ngạch của Toà án tư pháp tối cao do Hội đồng thẩm phán công tố ngoại ngạch của Toà án này bầu ra;

2. Một Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà án phúc thẩm do Hội đồng Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà án phúc thẩm bầu ra;

Continue reading

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ CHỨNG CỨ, BẢO ĐẢM PHÙ HỢP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ

Nghị định số 2001-272 ngày 30/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Pháp hướng dẫn thi hành Điều 1316-4 Bộ luật dân sự về chữ ký điện tử

Thủ tướng Chính phủ

Theo đề nghị của Bộ trưởng Tư pháp,

Căn cứ Chỉ thị số 1999/93/CE ngày 13/12/1999 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu về chữ ký điện tử,

Căn cứ các điều từ 1316 đến 1316-4 Bộ luật dân sự,

Căn cứ Điều 28 Luật sửa đổi số 90-1170 ngày 29/12/1990 về viễn thông,

Sau khi lấy ý kiến của Tham chính viện,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. Theo Nghị định này,

1. “Chữ ký điện tử” là một dữ liệu có được từ việc sử dụng một phương thức đáp ứng các điều kiện quy định tại câu đầu tiên khoản 2 Điều 1316-4 Bộ luật dân sự;

2. “Chữ ký điện tử an toàn” là chữ ký điện tử đáp ứng các điều kiện sau:

– Thuộc về riêng người lập chữ ký;

– Được thiết lập bởi những phương tiện mà người lập chữ ký có thể lưu giữ và kiểm soát tuyệt đối;

Continue reading

LUẬT HỢP ĐỒNG NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA

(Ðược thông qua và ban hành tại Kỳ họp Thứ hai Ðại hội Ðại biểu Nhân dân Trung Quốc khoá IX)

Chương 1

CÁC QUI ĐỊNH CHUNG

Ðiều 1. Mục đích

Luật này được ban hành nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng, giữ gìn trật tự kinh tế và xã hội, thúc đẩy công cuộc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa.

Ðiều 2. Ðịnh nghĩa hợp đồng; Các quan hệ không thuộc đối tượng điều chỉnh

Trong Luật này, một Hợp đồng được hiểu là một thoả thuận giữa các thể nhân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác có địa vị bình đẳng, nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ về các quyền và nghĩa vụ dân sự. Một thoả thuận liên quan đến quan hệ cá nhân như hôn nhân, nhận nuôi con nuôi, giám hộ v.v…. sẽ do các luật liên quan khác điều chỉnh.

Ðiều 3. Vị thế bình đẳng của các bên

Các bên trong hợp đồng có địa vị pháp lý bình đẳng, không bên nào được quyền áp đặt ý chí của mình cho bên kia.

Continue reading

QUY CHẾ SỐ 384/96 (CE) NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 1995 HỘI ĐỒNG LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ CHỐNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BÁN PHÁ GIÁ TỪ CÁC NƯỚC NGOÀI CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU

Tài liệu này chỉ có ý nghĩa tham khảo

HỘI ĐỒNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

Căn cứ Hiệp định thành lập Cộng đồng Châu Âu và đặc biệt là Điều 113 Hiệp định này,

Căn cứ các quy chế phối hợp tổ chức thị trường nông nghiệp, các quy định hướng dẫn thi hành điều 235 Hiệp định thành lập Cộng đồng Châu Âu đối với hàng hóa được chế biến từ nông sản và đặc biệt là các điều khoản miễn áp dụng nguyên tắc thay thế biện pháp ngăn chặn tại biên giới bằng biện pháp quy định tại các quy chế trên, Theo đề nghị của Ủy ban Châu Âu (1) Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Nghị viện Châu Âu (2) (1) Xét thấy rằng theo quy chế số 2423/88 (CEE) (3), Hội đồng Liên minh Châu Âu đã thiết lập một cơ chế chung chống nhập khẩu hàng hóa bán phá giá hoặc hàng hóa được trợ giá từ các nước ngoài Cộng đồng Châu Âu;

(2) Xét thấy rằng việc thiết lập cơ chế này hoàn toàn phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế hiện tại, đặc biệt là các nghĩa vụ xuất phát từ điều VI Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (sau đây gọi tắt là "GATT"), từ Hiệp định về thi hành điều VI GATT (Bộ luật chống bán phá giá năm 1979) và từ Hiệp định hướng dẫn thi hành các điều VI, XVI và XXIII GATT (Bộ luật về trợ cấp và thuế đối kháng);

(3) Xét thấy rằng trên nền tảng của các thỏa thuận thương mại đa phương ký kết năm 1994, nhiều hiệp định mới về thi hành điều VI GATT đã được xây dựng, do vậy, cần phải sửa đổi các quy định của Cộng đồng Châu Âu sao cho phù hợp với các hiệp định mới; đồng thời, do sự khác biệt về mặt bản chất giữa các quy định mới về hành vi bán phá giá và hành vi trợ giá, Cộng đồng cần phải xây dựng những quy định riêng về bán phá giá và trợ giá cũng như quy chế riêng về chống trợ giá và về thuế đối kháng;

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn