admin@phapluatdansu.edu.vn

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh Châu Âu – EVFTA (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 8 năm 2020)

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tắt là “Việt Nam”, và

Liên minh Châu Âu, sau đây gọi là “Liên minh”, sau đây gọi chung là “các Bên” hoặc gọi riêng là “Bên”,

sự hợp tác lâu dài và mạnh mẽ dựa trên các nguyên tắc và giá trị ch

THỪA NHẬN ung được phản ánh trong Hiệp định Đối tác và Hợp tác, và mối quan hệ kinh tế, Thương mại và đầu tư quan trọng;

Continue reading

CÔNG ƯỚC CỦA HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU VỀ TỘI PHẠM MẠNG

European Communities - Wikipedia Điều 1. Định nghĩa

Trong công ước này

a. “Hệ thống máy tính” là bất cứ thiết bị hoặc nhóm thiết bị có liên hệ với nhau, thực hiện quá trình xử lý dữ liệu một cách tự động theo một chương trình định sẵn.

b. “Dữ liệu máy tính” là bất cứ sự thể hiện tình tiết thực tế, thông tin hoặc khái niệm theo một hình thức tương thích với việc xử lý trong hệ thống máy tính, bao gồm chương trình phù hợp với việc làm cho hệ thống máy tính thực hiện một chức năng nhất định.

c. “Nhà cung cấp dịch vụ” có nghĩa:

– Một tổ chức (công hoặc tư) cung cấp khả năng liên lạc thông qua hệ thống máy tính cho người sử dụng dịch vụ ;

– Bất cứ tổ chức nào khác, thay mặt các tổ chức hoặc người sử dụng dịch vụ kể trên thực hiện việc xử lý hoặc lưu trữ dữ liệu máy tính;

Continue reading

CÔNG ƯỚC SỐ 182 – CÔNG ƯỚC VỀ VIỆC CẤM VÀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG TỨC THỜI ĐỂ LOẠI BỎ NHỮNG HÌNH THỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM TỒI TỆ NHẤT

Hội nghị toàn thể của Tổ chức lao động quốc tế.

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơnevơ, ngày 1 tháng 6 năm 1999 trong khoá họp lần thứ 87.

Xem xét nhu cầu thông qua những văn kiện mới để cấm và loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất là một ưu tiên chính trong hành động quốc gia và quốc tế , bao gồm cả hợp tác và trợ giúp quốc tế để bổ sung cho Công ước và khuyến nghị về tuổi tối thiểu được chấp nhận làm việc, năm 1973, hiện vẫn là văn kiện cơ bản về lao động trẻ em,

Thấy rằng việc loại bỏ có hiệu quả những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất đòi hỏi phải hành động tức thời và toàn diện có xem xét đến ý nghĩa của việc giáo dục cơ bản miễn phí và sự cần thiết đưa những trẻ em có liên quan ra khỏi tất cả những công việc như vậy và giúp các em phục hồi và hoà nhập xã hội trong khi đáp ứng những nhu cầu của gia đình các em,

Nhắc lại Nghị quyết về việc loại bỏ lao động trẻ em được Hội nghị lao động quốc tế thông qua ở khoá họp lần thứ 83 năm 1996,

Nhận thấy rằng sự nghèo khó ở một mức độ lớn là nguyên nhân của lao động trẻ em, và thấy rằng những giải pháp lâu dài cho vấn đề này là sự tăng trưởng kinh tế bền vững dẫn đến những tiến bộ xã hội đặc biệt là xoá bỏ nghèo khổ và giáo dục phổ cập,

Nhắc lại Công ước về quyền trẻ em được Đại hội đồng liên hiệp quốc thông qua vào ngày 20 tháng 11 năm 1989,

Continue reading

HIỆP ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THUỘC HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) VÀ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (CÓ HIỆU LỰC ĐỐI VỚI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỪ NGÀY 4 THÁNG 4 NĂM 2005)

Chính phủ các nước Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia . Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, ("Lao PDR"), Malaysia . Liên bang Myanmar, Cộng hòa phiiippines, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ("ASEAN") và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ("Ttrung Quốc") (được gọi chung là "các nước ký kết"’, hoặc "nước ký kết" nếu chỉ nhắc tới một thành viên ASEAN hoặc Trung Quốc);

Nhắc lại Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế Toàn diện ("Hiệp định khung") giữa ASEAN và Trung Quốc do các vị lãnh đạo Chính phủ/ nhà nước của các quốc gia ASEAN và Trung Quốc ký tại Phnom Penh ngày 04 tháng 11 năm 2002; Nhắc lại khoản 1 Điều 11 của Hiệp định khung về việc xây dựng các thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp chính thức phù hợp phục vụ các mục tiêu của Hiệp định khung trong vòng 1 năm kể từ ngày Hiệp định khung có hiệu lực;

Đã nhất trí như sau:

Điều 1. Định nghĩa

Vì mục tiêu của Hiệp định này, các định nghĩa sau đây sẽ được áp dụng trừ phi có quy định khác:

(a) Tất cả các định nghĩa trong Hiệp định khung sẽ được áp dụng trong Hiệp định này;

(b) "ngày" nghĩa là ngày theo lịch, gồm cả ngày cuối tuần và ngày nghỉ khác;

(c) "các bên trong tranh chấp", "các bên tranh chấp" hoặc "các bên liên quan" nghĩa là bên khiếu nại và bên bị khiếu nại;

(d) "bên khiếu nại" là bất cứ một hay nhiều bên nào có yêu cầu tham vấn theo Điều 4; và

(e) "bên bị khiếu nại" là bất cứ bên nào là đối tượng của việc yêu cầu tham vấn theo Điều 4.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

1. Hiệp định này sẽ áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định khung, bao gồm các Phụ lục và nội dung trong phụ lục. Bất cứ dẫn chiếu nào tới Hiệp định khung dưới đây sẽ bao gồm tất cả các văn kiện pháp lý trong tương lai được thỏa thuận căn cứ vào Hiệp định khung, trừ phi có quy định khác.

2. Bất cứ quy định và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung nào về giải quyết tranh chấp được nêu trong Hiệp định khung sẽ được Ban Thư ký ASEAN liệt kê vào thành Phụ lục của Hiệp định này với sự nhất trí của các bên.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 32/2010/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 3 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN CỦA TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động thủy sản; trách nhiệm của chủ tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam; kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo liên quan hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các chủ tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chủ tàu cá là chủ sở hữu, người quản lý tàu hoặc thuyền trưởng tàu cá.

2. Vùng biển Việt Nam là các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Luật Biên giới Quốc gia ngày 26 tháng 6 năm 2003 và theo Điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia khác.

Continue reading

CÔNG ƯỚC TOÀN CẦU VỀ BẢN QUYỀN

(Được sửa đổi tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971)

Xuất phát từ nguyện vọng bảo đảm các quyền về bản quyền tại tất cả các nước trên thế giới đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật.

Tin tưởng rằng một hệ thống bản quyền thích hợp với mọi quốc gia trên thế giới được thể hiện qua một Công ước Toàn cầu mang tính chất bổ sung và không gây tổn hại đến các hệ thống bản quyền quốc tế hiện sẽ có sự bảo đảm tôn trọng quyền của các cá nhân và khuyến khích sự phát triển của văn học, khoa học và nghệ thuật.

Tin tưởng rằng một hệ thống bản quyền toàn cầu như vậy sẽ thúc đẩy phổ cập rộng rãi hơn các tác phẩm trí tuệ và tăng cường sự hiểu biết quốc tế.

Các nước tham gia Công ước quyết định sửa đổi Công ước Toàn cầu về bản quyền tại Geneva ngày 6 tháng 9 năm 1952 và tiếp theo đó đã thoả thuận như sau:

Điều 1. Mỗi nước tham gia Công ước cam kết bảo đảm việc bảo hộ các quyền của các tác giả và những người sở hữu bản quyền khác của các tác giả và những người sở hữu bản quyền khác về văn học, khoa học và nghệ thuật bao gồm các tác phẩm viết, các tác phẩm âm nhạc, kịch, điện ảnh, các tranh vẽ, khắc và điêu khắc.

Điều 2.

1. Ngoài sự bảo hộ bản quyền đặc biệt do Công ước này mang lại các tác phẩm được công bố của công dân của bất kì nước nào tham gia Công ước và các tác phẩm được công bố lần đầu ở nước đó còn được hưởng tại các nước tham gia Công ước khác sự bảo hộ bản quyền mà các nước này áp dụng đối với các tác phẩm của các công dân của mình lần đầu tiên được công bố trong lãnh thổ của mình.

2. Ngoài sự bảo hộ bản quyền đặc biệt do Công ước này mang lại, các tác phẩm còn chưa được công bố của công dân mỗi nước tham gia Công ước còn được hưởng tại các nước tham gia Công ước khác sự bảo hộ bản quyền mà các nước này áp dụng đối với các tác phẩm còn chưa được công bố của các công dân của mình.

Continue reading

CÔNG ƯỚC VỀ CÔNG NHẬN QUỐC TẾ CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI TẦU BAY

(Ký tại Geneva ngày 19.6.1948)

Xét rằng Hội nghị hàng không dân dụng quốc tế được tổ chức tại Chicago trong tháng 11 và tháng 12 năm 1944 đã khuyến nghị về việc sớm thông qua một Công ước giải quyết vấn đề chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay;

Xét rằng đây là sự mong muốn cao độ trong việc công nhận quốc tế các quyền đối với tầu bay vì lợi ích của sự phát triển ngành hàng không dân dụng trong tương lai;

Nhân danh Chính phủ của mình và được uỷ quyền hợp lệ, những người ký kết dưới đây đã thống nhất như sau:

Điều 1.

1. Các Quốc gia kết ước cam kết công nhận:

a. Quyền sở hữu đối với tầu bay;

b. Quyền thụ đắc tầu bay thông qua việc mua sắm gắn liền với quyền chiếm hữu tầu bay;

c. Quyền chiếm hữu tầu bay trên cơ sở hợp đồng thuê có thời hạn từ sáu tháng trở lên;

d. Thế chấp, cầm cố và các quyền tương tự đối với tầu bay được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận như là một sự bảo đảm cho việc thanh toán một khoản nợ;

với điều kiện là các quyền nói trên

(i) Được thiết lập phù hợp với luật của quốc gia kết ước nơi tầu bay đăng ký quốc tịch tại thời điểm thiết lập các quyền đó, và

(ii) Được đăng ký hợp lệ trong một sổ đăng ký công khai ở Quốc gia kết ước nơi tầu bay đăng ký quốc tịch.

Continue reading

CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

(Ngày 23 tháng 5 năm 1969  – Có hiệu lực ngày 27 tháng 1 năm 1980)

Các quốc gia tham gia Công ước này,

Tính đến vai trò cơ bản của các điều ước trong lịch sử quan hệ quốc tế,

Công nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của các điều ước là nguồn của pháp luật quốc tế và là phương tiện để phát triển sự hợp tác hòa bình giữa các nước, không tính đến các chế độ Hiến pháp và xã hội khác nhau của các quốc gia.

Ghi nhận rằng các nguyên tắc tự nguyện và thiện chí và quy phạm pacta sunt servanda đã được toàn thế giới công nhận.

Khẳng định rằng những tranh chấp về các điều ước, cũng như những tranh chấp quốc tế khác, phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình và phù hợp với những nguyên tắc công lý và những nguyên tắc của pháp luật quốc tế.

Nhắc lại quyết tâm của các dân tộc trong Liên hiệp quốc là tạo những điều kiện cần thiết cho việc duy trì việc tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước.

Ý thức về những nguyên tắc của pháp luật quốc tế ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc, như nguyên tắc về quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và độc lập của tất cả các quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực, nguyên tắc tôn trọng một cách phổ biến và tuân thủ quyền con người và những quyền tự do cơ bản của con người.

Tin rằng việc pháp điển hóa và phát triển Luật điều ước đạt được trong Công ước này sẽ thúc đẩy những mục tiêu của Liên hiệp quốc, phát triển quan hệ hữu nghị và thực hiện sự hợp tác giữa các dân tộc.

Khẳng định rằng những quy phạm của luật tập quán quốc tế sẽ tiếp tục điều chỉnh những vấn đề không đạt được điều chỉnh trong Công ước này.

Đã thỏa thuận như sau:

Phần I.

PHẦN MỞ ĐẦU

Điều 1. Phạm vi của Công ước này

Công ước này áp dụng cho các điều ước giữa các quốc gia.

Continue reading

HIỆP ĐỊNH VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ

Các Thành viên,

Ghi nhận rằng, ngày 20 tháng 9 năm 1986 các Bộ trưởng đã thoả thuận rằng mục tiêu của Vòng Đàm phán Thương mại Đa biên Uruguay là nhằm "tự do hóa và mở rộng hơn nữa thương mại thế giới", " tăng cường vai trò của GATT" và " nâng cao khả năng đáp ứng của hệ thống GATT đối với việc phát triển môi trường kinh tế quốc tế";

Mong muốn tiếp tục thực hiện các mục tiêu của GATT 1994;

Thừa nhận rằng những quy tắc xuất xứ rõ ràng và dự đoán được trước và việc áp dụng chúng sẽ thúc đẩy dòng chảy thương mại quốc tế;

Mong muốn đảm bảo rằng các qui tắc xuất xứ tự chúng không tạo ra trở ngại không cần thiết với thương mại;

Mong muốn đảm bảo rằng các qui tắc xuất xứ không vô hiệu hóa hay ảnh hưởng đến các quyền của các Thành viên được quy định trong GATT 1994;

Thừa nhận mong muốn các luật, qui định và thực tiễn áp dụng qui tắc xuất xứ được minh bạch;

Mong muốn đảm bảo rằng các qui tắc xuất xứ phải được chuẩn bị và áp dụng một cách vô tư, công khai, có thể dự đoán trước được, nhất quán và trung lập;

Công nhận tính sẵn có của cơ chế tham vấn và thủ tục để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và công bằng các tranh chấp phát sinh trong phạm vi Hiệp định này;

Mong muốn làm hài hoà và làm rõ các qui tắc xuất xứ;

Bằng Hiệp định này, thoả thuận như sau:

Continue reading

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CẦM GIỮ VÀ CẦM CỐ HÀNG HẢI 1993

Tổ chức tại Palais des Nations, Geneva, từ 19 tháng 4 đến 6 tháng 5 năm 1993

Các quốc gia tham gia hội nghị này:

– Nhận thức được sự cần thiết phải cải tiến các điều kiện đối với tài trợ tầu biển và phát triển đội tàu thương mại quốc gia,

– Mong muốn một sự thống nhất quốc tế trong lĩnh vực lưu giữ và cầm cố hàng hải, và do vậy

– Nhất trí về sự cần thiết phải có một công cụ pháp lý quốc tế điều chỉnh quyền lưu giữ và cầm cố quốc tế, đã quyết định ký kết một Công ước với mục đích trên và thống nhất như sau:

Ðiều 1 – Công nhận và thi hành việc cầm cố, thế chấp và lệ phí :

Tài sản cầm cố, thế chấp và các khoản ký quỹ đăng ký (lệ phí đăng ký) có bản chất tương tự như việc thế chấp, – lệ phí đăng ký có bản chất tương tự thế chấp dưới đây gọi là "lệ phí" – áp dụng đối với tàu biển sẽ được các quốc gia thành viên công nhận và thi hành với điều kiện rằng:

a) Tài sản cầm cố, thế chấp và "lệ phí" đã được thực hiện và đăng ký theo luật của quốc gia sở tại nơi mà con tàu được đăng ký;

b)Sổ đăng ký và những văn bản phải để lưu giữ tại cơ quan đăng ký, theo luật của quốc gia sở tại nơi con tàu được đăng ký, được công khai cho phép kiểm tra tự do; và trích lục từ sổ đăng ký, bản sao các văn bản đó có thể được cung cấp tại cơ quan đăng ký.

c) Hoặc là sổ đăng ký hoặc là bất kỳ văn bản nào nêu trong tiểu mục (b) phải cho biết cụ thể ít nhất là tài sản cầm cố, thế chấp hoặc lệ phí được thực hiện để cho ai hưởng – tên và địa chỉ của người được hưởng lợi đó hay được ký phát vô danh, trị giá tối đa được bảo đảm, nếu đó là quy định theo luật của quốc gia đăng ký hoặc nếu đó là trị giá được nêu cụ thể trong văn bản cam kết cầm cố, thế chấp hoặc lệ phí, ngày và các chi tiết khác, theo luật của nước đăng ký, xác định thứ hạng của các loại cầm cố, thế chấp và lệ phí.

Continue reading

QUY CHẾ TÒA ÁN QUỐC TẾ

Điều 1. Tòa án quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, được tổ chức và hoạt động theo đúng các nghị quyết dưới đây của bản quy chế này.

Chương 1.

TỔ CHỨC TÒA ÁN

Điều 2. Tòa án có cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán độc lập, được lựa chọn, không căn cứ quốc tịch, trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ định vụ xét  xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế.

Điều 3.

1. Tòa án được cấu tạo gồm 15 người, trong đó không thể có 2 công dân của cùng một quốc gia.

2. Người có thể được xem xét để đưa vào thành phần của Tòa án, như công dân của một quốc gia, được coi là công dân của chính quốc gia đó, mà ở quốc gia ấy công dân này thường xuyên sử dụng các quyền công dân và các quyền chính trị của mình.

Điều 4.

1. Các ủy viên Tòa án được Đại hội đồng và Hội đồng bảo an lựa chọn trong số những người có tên trong danh sách theo đề nghị của các tiểu ban dân tộc của Pháp viện thường trực quốc tế phù hợp với những nguyên tắc dưới đây.

2. Đối với các thành viên Liên hợp quốc không có đại diện trong Pháp viện Quốc tế thì các ứng cử viên do các tiểu ban dân tộc được các chính phủ của họ ủy quyền đưa ra, phải tuân thủ các điều kiện đã được điều 44 Công ước Lahay năm 1907 về việc giải quyết bằng phương pháp hòa bình các cuộc xung đột quốc tế quy định đối với các thành viên của Pháp viện thường trực quốc tế.

Continue reading

HIỆP ĐỊNH THỰC THI ĐIỀU VII CỦA HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI – GATT (1994)

Giới thiệu chung

1. Cơ sở chủ yếu để xác định trị giá thuế quan, theo Hiệp định này là “giá trị giao dịch” như định nghĩa tại Điều 1 được hiểu cùng với Điều 8, ngoài các nội dung khác, quy định về sự điều chỉnh giá thanh toán thực tế hoặc giá phải thanh toán, trong trường hợp người mua chịu một số chi phí cấu thành cụ thể nào đó, được coi là đã tạo thành một phần của giá trị mà hải quan dùng để tính thuế, nhưng hiện chưa tính vào giá thực tế đã thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng nhập khẩu. Điều 8 cũng quy định giá trị giao dịch bao gồm cả các chi phí mà người mua thanh toán cho người bán dưới dạng hàng hóa hay dịch vụ cụ thể nào đó chứ không phải dưới dạng tiền. Từ Điều 2 đến Điều 7 quy định các phương pháp xác định trị giá thuế quan khác một khi không thể xác định trị giá này theo các quy định của Điều 1.

2. Khi trị giá thuế quan không thể được xác định theo các quy định của Điều 1, thì thông thường cơ quan hải quan sẽ trao đổi với người nhập khẩu để đạt được cơ sở tính trị giá theo các quy định của Điều 2 hoặc Điều 3. Thí dụ, có thể xảy ra trường hợp nhà nhập khẩu có thông tin về trị giá thuế quan của hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự mà cơ quan hải quan tại cảng nhập không có ngay được. Ngược lại, cơ quan hải quan có thể có thông tin về trị giá thuế quan của những mặt hàng giống hệt hoặc tương tự mà nhà nhập khẩu chưa có. Quá trình tham vấn giúp hai bên trao đổi thông tin với tinh thần vẫn đáp ứng được yêu cầu bảo mật thương mại, nhằm định ra một cơ sở để xác định trị giá thuế quan thích hợp.

3. Điều 5 và Điều 6 quy định hai cơ sở để xác định trị giá thuế quan trong trường hợp không thể xác định được bằng cách dựa trên giá trị giao dịch của hàng nhập khẩu, hay của hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự. Theo khoản 1 Điều 5, trị giá thuế quan được xác định trên cơ sở giá bán hàng hóa, trong điều kiện là hàng nhập khẩu, cho một người mua không có liên hệ tại nước nhập khẩu. Nhà nhập khẩu cũng có quyền yêu cầu hàng đã được tiếp tục chế biến sau khi nhập khẩu được định giá thuế quan theo Điều 5. Theo Điều 6, trị giá tính thuế được xác định trên cơ sở giá trị tính toán. Cả hai phương pháp trên đều có những khó khăn nhất định và do đó, theo qui định tại Điều 4, người nhập khẩu được phép trao quyền lựa chọn áp dụng phương pháp nào trước.

Continue reading

HIỆP ĐỊNH CỦA WTO VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT VÀ MAY MẶC

Các Thành viên,

Nhắc lại thoả thuận của các Bộ Trưởng tại Punta del Este là "các cuộc đàm phán trong lĩnh vực hàng dệt, may nhằm tạo ra phương thức cho phép lĩnh vực này được điều chỉnh hoàn toàn theo GATT trên cơ sở các nguyên tắc và quy định của GATT đã được tăng cường, đồng thời qua đó góp phần vào mục tiêu tự do hóa thương mại hơn nữa";

Nhắc lại Quyết định của Uỷ ban Đàm phán Thương mại vào tháng Tư năm 1989 thống nhất tiến trình hội nhập sẽ bắt đầu sau khi Vòng Đàm phán Thương mại Đa biên Urugoay kết thúc và sẽ thực hiện từng bước;

Nhắc lại thoả thuận dành đối xử đặc biệt cho các Thành viên chậm phát triển;

Bằng Hiệp định này thoả thuận như sau:

Điều 1

1. Hiệp định này đặt ra các quy định được các Thành viên áp dụng trong thời gian quá độ của việc hội nhập lĩnh vực hàng dệt, may vào GATT 1994.

2. Các Thành viên nhất trí sử dụng các quy định tại khoản 18 Điều 2 và điểm 6(b) Điều 6 theo hướng cho phép tạo ra sự tăng trưởng đáng kể về khả năng tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp quy mô nhỏ và sự phát triển các cơ hội kinh doanh thương mại cho các đối tượng mới tham gia lĩnh vực thương mại hàng dệt và may mặc.[1]

3.Các Thành viên sẽ quan tâm thích đáng đến hoàn cảnh của các Thành viên chưa công nhận các Nghị định thư gia hạn Hiệp định về Thương mại Quốc tế Hàng dệt (trong Hiệp định này gọi tắt là "MFA") từ năm 1986, và trong phạm vi có thể, dành cho các Thành viên này đối xử đặc biệt trong khi áp dụng các quy định của Hiệp định này.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn