admin@phapluatdansu.edu.vn

Khó khăn vướng mắc trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời gian qua, được sự quan tâm kịp thời của Tòa án nhân dân tối cao trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, giải đáp các khó khăn, vướng mắc tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thông qua hoạt động giải quyết án phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm các loại, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh còn một số các vướng mắc, chưa thống nhất về quan điểm áp dụng pháp luật trên nhiều lĩnh vực cần được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn, giải đáp. Cụ thể như sau:

Continue reading

Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ tại TAND thành phố Đà Nẵng và CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đối với Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng trong năm 2021, mặc dù gặp phải những khó khăn rất lớn do trên địa bàn thành phố bùng phát nhiều đợt dịch Covid-19 làm gián đoạn thời gian công tác nhưng đã tập trung hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ trọng tâm công tác theo yêu cầu Quốc hội và Tòa án nhân dân tối cao giao.

Tuy nhiên, trong năm 2021 thực tiễn công tác còn gặp một số vướng mắc, khó khăn nhất định. Tại Hội nghị này, chúng tôi xin được nêu “một số khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và các đề xuất, kiến nghị” để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác trong thời gian tới.

Continue reading

MỘT SỐ GIẢI ĐÁP LIÊN QUAN ĐẾN ÁN LỆ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao thông qua

360_F_256539200_qvvgH7A1c0usfZWWBCdcOjZdj2A9Fezv PHÒNG ÁN LỆ Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao

Câu hỏi: Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình. Khi giải quyết, Tòa án xác định công sức quản lý, giữ gìn tài sản của đứng tên hộ như thế nào?

Continue reading

Quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao VỀ VIỆC CÔNG BỐ ÁN LỆ

logoCHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

– Căn cứ Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

– Căn cứ Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ;

– Căn cứ kết quả lựa chọn, biểu quyết thông qua án lệ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 25 tháng 11 năm 2021,

Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Ủy quyền trong vụ án hôn nhân, được hay không?

 NGỌC OANH – Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Khi ly hôn, đương sự có được ủy quyền cho người khác thay mình tham gia phiên tòa khi tranh chấp về phần tài sản chung hay không?

Đối với một vụ án ly hôn, thông thường đương sự có 3 yêu cầu để Tòa án giải quyết: Yêu cầu được ly hôn; yêu cầu được nuôi con chung, việc cấp dưỡng; và yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung. Cũng có những vụ án đương sự chỉ yêu cầu được ly hôn và yêu cầu được nuôi con, yêu cầu cấp dưỡng chứ không yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung (tài sản chung và nợ chung không có, hoặc tự thỏa thuận hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết).

Continue reading

TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ: Truy tố người cướp tiền Bitcoin – Tiền ảo có phải là tài sản hay không?

 Bitcoin-BanNGỌC OANH

Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo trong đó có Bitcoin là một phương tiện thanh toán nên việc truy tố người cướp tiền Bitcoin còn nhiều tranh cãi. Nếu truy tố về tội

Theo cáo trạng, Hồ Ngọc Tài (32 tuổi) và Trần Ngọc Hoàng (38 tuổi) cùng ngụ tại TP. Đà Nẵng, có quan hệ quen biết với Lê Đức Nguyên (33 tuổi, ngụ tại quận 2, TP. HCM). Năm 2018, nghe Nguyên tư vấn, Tài đã bán khoảng 1.000 Bitcoin tương đương 100 tỉ đồng để kinh doanh các loại tiền điện tử như Aureus, Ifans… trên các sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế và bị thua lỗ mất hết số tiền đầu tư.

Continue reading

HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước ngày 01/01/2017

202003_Murphy_Household-Income@4x THS. NGUYỄN THỊ THU HỒNG – Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao

Về định đoạt quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước 01/01/2017, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định tài sản chung của hộ gia đình. Vậy các giao dịch mà có các thành viên không ký tên hay ủy quyền thì có bị vô hiệu hay không?

Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Ngân hàng yêu cầu trả nợ theo hợp đồng khi đã hết thời hiệu khởi kiện thì Tòa án có đình chỉ hay không?

VÕ VĂN NHƯ – TAND Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng)

Ông A vay của Ngân hàng 1 tỷ đồng, hết thời hạn vay ông A không trả nợ. Sau hơn 3 năm kể từ ngày hết thời hạn trả nợ, Ngân hàng mới khởi kiện yêu cầu ông A trả nợ thì yêu cầu của Ngân hàng sẽ được giải quyết thế nào?

Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ban hành Công văn số 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 giải đáp một số vướng mắc trong xét xử. Trong đó, TANDTC đã giải đáp một số vướng mắc liên quan đến hoạt động ngân hàng trong đó có thời hiệu khởi kiện của hợp đồng vay vốn.

Continue reading

Văn bản số 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 của Tòa án nhân dân tối cao VỀ GIẢI ĐÁP MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG XÉT XỬ

Kính gửi:

– Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự;

– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Qua công tác tổng kết xét xử, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về một số vướng mắc khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tôi cao có ý kiến như sau:
Continue reading

CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CÓ MỒ MẢ TRÊN ĐẤT – Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

 LÊ THANH TOÀNTAND huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Trong bài viết này tác giả tập trung phân tích những quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất nhưng khi chuyển nhượng thì các bên không đề cập đến mồ mả trên đất trong hợp đồng chuyển nhượng, nêu lên khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này.

Continue reading

TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhờ người đứng tên hộ và áp dụng Án lệ số 02/2016/AL

kat-1-960x640 TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG – TAND Tp. Hồ Chí Minh

1. Quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.” Hiến pháp năm 2013 tại Điều 22 quy định: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp” và Điều 32 tiếp tục khẳng định “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, …”.

Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Con dâu có quyền yêu cầu chia di sản của cha mẹ chồng trong vụ án tranh chấp thừa kế tài sản hay không?

 PHAN THỊ BẠCH MAI
Theo pháp luật về thừa kế, người nhận thừa kế thường là con ruột hoặc con nuôi của người đã mất. Tuy nhiên, trong hoạt động xét xử đã phát sinh trường hợp người con dâu có đơn yêu cầu Tòa án xác định phần di sản thừa kế của mình trong khối di sản thừa kế của cha mẹ chồng. Như vậy, Tòa án có chấp nhận yêu cầu này của con dâu hay không? Đây là vấn đề đang có những quan điểm khác nhau.

1. Các quy định của pháp luật về quyền khởi kiện

Tại khoản 1 Điều 4 quy định quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ: Rút ra từ Quyết định Giám đốc thẩm một vụ án tranh chấp hợp đồng hứa thưởng

2.2THS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH – Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Bài viết đưa ra một số ý kiến bình luận về vụ án, chế định hứa thưởng, hợp đồng hứa thưởng cũng như một số vấn đề cần rút kinh nghiệm khi giải quyết các vụ án này.

Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 cũng như năm 2015 quy định về chế định hứa thưởng là một hành vi pháp lý đơn phương. Tuy vậy, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, có nhiều vụ việc hứa thưởng phát sinh nhưng không phải là hành vi pháp lý đơn phương mà là một dạng hợp đồng. Việc phân biệt hứa thưởng là hành vi pháp lý đơn phương hay hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án. Qua nghiên cứu, bình luận vụ án về tranh chấp hợp đồng hứa thưởng mà do ông ĐĐTh khởi kiện bà VTKh, ông NĐQ do TAND tỉnh H và TANDCC giải quyết (bản án của Tòa án cấp sơ và phúc thẩm sau đó đã bị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy).

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn