admin@phapluatdansu.edu.vn

CƠ CHẾ MỚI VỀ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

PHẠM TIỄN SỸ – Vụ pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nhằm đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, ngày 15/11/2012, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 99). Nghị định 99 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 30/12/2012 và thay thế Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định 132) và Nghị định số 86/2006/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132.

Nghị định 99 có nhiều điểm thay đổi so với Nghị định 132 và việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại các ngân hàng thương mại (NHTM) như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank, MHB. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin giới thiệu những thay đổi chủ yếu của cơ chế phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo Nghị định 99 và một số nội dung liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

1. Mở rộng đối tượng doanh nghiệp áp dụng cơ chế phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước

Khắc phục bất cập của Nghị định 132 chỉ áp dụng đối với các công ty nhà nước (doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), chưa bao quát hết việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại các loại hình doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hiện nay, nhiều công ty nhà nước đã được cổ phần hóa, Nghị định 99 đã mở rộng phạm vi áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước. Theo Nghị định 99, việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước được quy định đối với từng nhóm doanh nghiệp sau đây: (i) Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ; (ii) Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; và (iii) Doanh nghiệp mà Nhà nước có vốn đầu tư nhưng nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ. Đồng thời, căn cứ vào tỷ trọng vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp, Nghị định 99 đã có các quy định phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước phù hợp với từng nhóm doanh nghiệp.

Continue reading

NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ KINH DOANH VỚI TƯ CÁCH CHỦ SỞ HỮU

phanLÊ VĂN TỨ

Nếu nền kinh tế công hữu hóa tập trung bao cấp không chấp nhận thành phần kinh tế tư nhân, thì ngược lại, nền kinh tế thị trường nhiều thành phần lại đòi hỏi phải có thành phần kinh tế nhà nước, vì nếu thiếu, thì đó không còn là kinh tế thị trường nhiều thành phần nữa. Theo định đề này, có thể thấy đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có hai nội dung chủ yếu:

1. Cổ phần hóa một bộ phận kinh tế nhà nước, trong đó cổ phần hóa được hiểu đồng nghĩa với tư nhân hóa khi toàn bộ một doanh nghiệp (DN) được cổ phần hóa, còn khi chỉ cổ phần hóa một phần DN thì đó là tư nhân hóa một phần. Cả hai dạng cổ phần hóa nêu trên đều đã diễn ra trong thực tế.

2. Đổi mới DNNN nhằm củng cố, tăng cường khu vực kinh tế nhà nước.

Với tư cách cơ quan quyền lực, Nhà nước qua Luật Doanh nghiệp thực hiện quản lý nhà nước đối với tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Trước pháp luật, DN các thành phần kinh tế đều bình đẳng. Tuy nhiên, với tư cách chủ sở hữu, Nhà nước không thể buông chức năng quản lý kinh doanh đối với các DN của mình.

Một câu hỏi nảy sinh: nếu các chủ quản (cũ) chỉ quản lý nhà nước, thì cơ quan nhà nước nào sẽ đóng vai trò chủ sở hữu để quản lý kinh doanh các đơn vị kinh tế nhà nước? Vấn đề này rất quan trọng nhưng lâu nay dường như còn bỏ ngỏ. Do đó, chức năng quản lý của chủ sở hữu cũng bị bỏ ngỏ theo.

Về danh nghĩa, DNNN có chủ là Nhà nước nhưng thực tế dường như vô chủ vì pháp luật chưa minh định ai là chủ. Đây là một môi trường màu mỡ cho lạm quyền, tham ô, tham nhũng đã đước tạo ra. Đã từng xuất hiện ý tưởng giao chức năng này cho các tổng công ty.

Song như thực tế đã cho thấy, các tổng công ty, kể cả Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, không đủ tầm để thực hiện chức năng này, vì bản thân nó cũng chỉ là một DN, chỉ có tầm nhìn của DN, trong khi muốn đóng vai Nhà nước phải có tầm nhìn quốc gia.

Continue reading

AI QUẢN LÝ CỔ TỨC CỦA NHÀ NƯỚC?

HẢI LÝ

Doanh nghiệp quốc doanh là khu vực duy nhất của nền kinh tế hiện nay mỗi khi được tăng vốn không phải cam kết sẽ sử dụng vốn hiệu quả cụ thể ở mức nào.

Vietnam Report vừa công bố danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất nước. Trong số 10 đơn vị hàng đầu, chỉ có hai công ty không có tí vốn nhà nước nào là Bảo hiểm nhân thọ Prudential và liên doanh Phú Mỹ Hưng. Đứng ở góc độ cơ quan quản lý, Nhà nước là người thu thuế, áp dụng một mức thuế thu nhập bằng nhau cho tất cả mọi thành phần kinh tế, nên doanh nghiệp nào nộp nhiều thuế cần phải được khen thưởng, động viên để họ làm ăn hiệu quả hơn nữa, để “nộp thuế năm sau cao hơn năm trước”.

Tuy nhiên, ở góc độ ông chủ – là người đầu tư vốn vào các doanh nghiệp quốc doanh – thì Nhà nước không thể không tính toán đến hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình. Và sự tính toán đó không chỉ đơn thuần dựa trên số thuế thu nhập mà doanh nghiệp nhà nước nộp cho ngân sách.

Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank đứng ở vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng. Theo báo cáo thường niên năm 2009, Vietcombank nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 1.060 tỉ đồng. Nhưng đây không phải là số tiền duy nhất ngân sách thu được từ ngân hàng.

Năm ngoái Vietcombank trả cổ tức 12% cho cổ đông hiện hữu. Với tư cách là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 90,72% vốn của Vietcombank (vốn điều lệ Vietcombank năm 2009 là 12.100 tỉ đồng), Nhà nước còn nhận được 1.317 tỉ đồng cổ tức. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đại diện cho phần vốn nhà nước tại Vietcombank đã nhận cổ tức nói trên và nộp vào ngân sách.

Như vậy cổ tức của Vietcombank mà Nhà nước nhận được còn cao hơn thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng. Nhìn từ khía cạnh này, ông chủ Nhà nước bỏ tiền vào Vietcombank là một nhà đầu tư thành công.

Có những doanh nghiệp không có tên trong tốp 10 của Vietnam Report nói trên, nhưng sự làm ăn hiệu quả của họ đã mang lại cho Nhà nước một mức lợi nhuận đáng kể.

Continue reading

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: NHỮNG LỖ HỔNG QUÁ LỚN

MẠNH QUÂN

Lâu nay, các nhà quản lý vẫn hay nhấn mạnh rằng, cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không phải là quá trình tư nhân hoá. Nhưng với những gì diễn ra trên thực tế trong nhiều năm qua ở các DNNN đã được CPH, có không ít tiền của, giá trị tài sản của Nhà nước, bằng nhiều cách, đã được chuyển hoá không đúng quy định, không đúng giá trị thực, thành tài sản của doanh nghiệp tư nhân, cho các cá nhân…

Khối tiền của ấy sẽ một đi không trở lại nếu như các cơ quan kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ,… không có những đợt kiểm tra, kiểm toán để thu hồi. Những con số: 3.744 tỉ đồng, gần 150.000 USD, trên 1.380.000m2 đất, hơn 13.449.000 cổ phần…, phần lớn phải thu hồi, mà Thanh tra Chính phủ mới công bố sau cuộc tổng thanh tra chuyên đề về CPH khối DNNN trong năm 2009 (chưa nói đến các cuộc kiểm toán của ngành kiểm toán, các cuộc điều tra của ngành công an) là những khoản sai phạm chứng minh không gì rõ hơn cho quá trình biến tài sản nhà nước thành tài sản riêng nói trên.

DNNN thường không được đánh giá cao về hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhưng đến khi từng doanh nghiệp “công” được định giá để tiến hành CPH, nhà đầu tư sẽ phải nhìn các doanh nghiệp ấy một cách thèm thuồng. Bởi, đơn giản, nhiều DNNN thường sở hữu những khối tài sản giá trị khổng lồ: khoáng sản, đất đai, địa lợi… Và thất thoát nhiều nhất trong quá trình CPH chính là ở khâu định giá tài sản khối tài sản ấy.

Theo đánh giá chung của Thanh tra Chính phủ, khi xác định giá trị tài sản là hiện vật, các công ty tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp thường không thực hiện theo đúng nguyên tắc “giá thị trường”. Nhiều nơi viện lý do: thị trường không có tài sản tương đương nhưng thường, các đơn vị đó lại không thực hiện đầy đủ quá trình định giá. Người ta thường dùng số liệu kế toán cũ, lạc hậu làm căn cứ nên giá trị tài sản của doanh nghiệp đưa vào CPH thường bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế. Có tình trạng chung là các hội đồng xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cố ý hiểu khác đi quy định về cách xác định chất lượng tài sản trong thông tư hướng dẫn (của bộ Tài chính) để hạ thấp chất lượng nhiều tài sản xuống 20% kể cả nhà cửa, phương tiện giao thông, v.v. đang sử dụng. Thậm chí có nơi, như ở Cần Thơ, trung tâm Dịch vụ và thẩm định giá tài sản của nhà nước còn sử dụng cả cán bộ chưa hề qua đào tạo, không có chuyên môn thẩm định tham gia vào việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Continue reading

CỔ PHẦN HÓA KHỐI TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC: AI ĐƯỢC KHI NHÀ NƯỚC MẤT?

MẠNH QUÂN

Dù thị trường chứng khoán bắt đầu nóng lại khoảng hai tháng qua nhưng tiến trình cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp, đặc biệt là khối tập đoàn, tổng công ty (TCTY) nhà nước vẫn ì ạch. Đến nay, theo ông Phạm Viết Muôn, phó trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển doanh nghiệp trung ương, chưa có tập đoàn nào hoàn thành CPH công ty mẹ – tập đoàn, còn các TCTY CPH chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng ở đó đang nổi lên những tiêu cực chỗ này, chỗ khác.

Đứng đầu bảng trong tiêu cực gây thất thoát vốn nhà nước trong quá trình CPH có lẽ phải kể đến Vinaconex (TCTY cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng). Mới đây, văn phòng Chính phủ thông báo thu hồi 900 tỉ đồng từ Vinaconex gồm những khoản như 810 tỉ đồng tiền thặng dư do bán cổ phần lần đầu chưa nộp ngân sách nhà nước, 73 tỉ đồng tiền vốn nhà nước tăng thêm từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến khi CPH, giá trị quyền sử dụng đất ở một số địa điểm… Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ, cơ quan thanh tra Vinaconex đề nghị thu hồi trên 1.415 tỉ đồng, do còn nhiều khoản khác phải thu liên quan đến giá trị tài sản, quyền sử dụng đất khi Vinaconex CPH.

Trước Vinaconex, từ kết quả giám sát “thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý đất đai, mua bán cổ phiếu trong quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước” do uỷ ban Tài chính – ngân sách của Quốc hội thực hiện cuối năm ngoái, nhiều trường hợp đất đai, vốn và nhiều loại tài sản của Nhà nước đã được chuyển hoá thành tài sản của các tổ chức, cá nhân qua cánh cửa CPH.

Những ví dụ đã được dẫn ra trong thời gian này như công ty cổ phần du lịch Ngọc Lan (Lâm Đồng) kinh doanh khách sạn ở vị trí đất rất đẹp với diện tích đất thuế là 2.292m2 nhưng khi định giá để CPH chỉ có 3,5 tỉ đồng, so với giá đất thị trường có thể gấp nhiều lần. Sau CPH, cổ phần nhà nước tại công ty này chiếm 30% tiếp tục được bán hết. Trường hợp tương tự diễn ra ở khách sạn Phú Gia, một số nhà hàng, khách sạn có vị trí “đắc địa” khác tại Hà Nội, TP.HCM… Một ví dụ điển hình khác là công ty TNHH một thành viên bến xe Miền Đông (TP.HCM) khi xác định giá trị doanh nghiệp ban đầu có 60 tỉ đồng và lợi thế kinh doanh là 9 tỉ đồng. Sau này, xác định lại theo nghị định 109/NĐ-CP, giá trị doanh nghiệp lên tới 1.121 tỉ đồng và lợi thế kinh doanh 1.052 tỉ đồng, tức là gấp 31,4 lần so với giá trị ban đầu.

Continue reading

ĐỂ THỰC HIỆN ĐÚNG ĐẮN CHỦ TRƯƠNG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

TS. ĐỖ TRỌNG BÁ – Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, chủ trương này còn giúp người công nhân lao động trực tiếp tại các xí nghiệp trở thành cổ đông, tức là đồng chủ sở hữu thực sự của xí nghiệp cổ phần, chứ không phải là những người làm chủ trên danh nghĩa (hình thức) như trước đây. Đó cũng chính là một mục tiêu mà chúng ta cần đạt tới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội…

Những bất cập khi thực hiện chủ trương cổ phần hóa

Do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém, nước ta còn đang ở trong thời kỳ quá độ kinh tế lên chủ nghĩa xã hội, tức là thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải giải phóng mọi lực lượng xã hội để phát triển sản xuất, nên một bộ phận giai cấp công nhân vẫn phải làm thuê, làm thợ là điều không tránh khỏi. Song, kinh nghiệm thực tế đã cho chúng ta thấy, không được nóng vội, không thể để cho quan hệ sản xuất vượt quá xa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vì như vậy cũng chính là sự kìm hãm và phá hoại lực lượng sản xuất, chứ không phải là mở đường cho nó phát triển. Thế nhưng, không vì vậy mà chúng ta lơ là những mục tiêu cốt yếu, không quan tâm đúng mức đến việc vạch ra lộ trình từng bước giải phóng giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân lao động nói chung, trong quá trình phát triển đất nước. Nếu không quan tâm đúng mức đến vấn đề này thì chúng ta sẽ xa dần mục tiêu, lý tưởng.

Đành rằng, trong thời kỳ quá độ, một bộ phận của giai cấp công nhân vẫn phải làm thuê, làm thợ, nhưng đó là ở các xí nghiệp tư nhân tư bản chủ nghĩa (trong nước và nước ngoài). Còn ở các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), điều cần làm là chúng ta phải quan tâm đến quyền làm chủ của họ. Vì vậy, chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chỉ đúng khi chúng ta quan tâm đúng mức và thực sự, chứ không phải là sự quan tâm có tính hình thức đến số phận của người công nhân. Nếu đi chệch mục tiêu này, có nghĩa là chúng ta đang tư sản hóa, tư nhân hóa các DNNN.

Continue reading

HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC – QUẢN LÝ VỐN NƯỚC NƯỚC VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG

CIVILLAWINFOR (Lược trích từ Công văn số 4586/BTC-VP ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính về việc trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII)

1. Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong thời gian vừa qua được triển khai từng bước vững chắc, theo đúng Nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước. Mục tiêu của cổ phần hoá là:

– Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

– Nhà nước rút vốn ra khỏi các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ hoặc không cần chi phối (các thành phần kinh tế khác có khả năng thực hiện) để tập trung vốn đầu tư cho các lĩnh vực then chốt, chiến lược của nền kinh tế hoặc lĩnh vực các thành phần kinh tế khác không có điều kiện thực hiện đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

– Đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động theo Luật doanh nghiệp, được điều hành bởi Hội đồng quản trị có sự tham gia của các thành phần kinh tế, tạo sự công khai, minh bạch hơn, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của minh. Việc kiểm tra, giám sát của các cổ đông nhất là cổ đông là nhà đầu tư chiến lượcvà người lao động trong doanh nghiệp đã có ý nghĩa thiết thực trong đổi mới về phương thức quản lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Continue reading

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ SAU CỔ PHẦN HÓA

PHẠM NGỌC LINH

Cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp hữu hiệu được tiến hành phổ biến ở nhiều nền kinh tế trên thế giới. Ngay cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, phương thức quản lý doanh nghiệp tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ cũng đã áp dụng. ở nước ta, CPH đã bắt đầu được triển khai cách đây 19 năm với những bước đi thử nghiệm và sau đó là sự triển khai rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên do nhiều lí do khác nhau, CPH vẫn chưa mang lại những kết quả mong muốn. Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được CPH đã chứng tỏ tác dụng to lớn của nó, song thực tế các DNNN đã được CPH đang phải đối mặt với không ít vấn đề khó khăn, chưa có hướng giải quyết.

Một số vấn đề sau cổ phần hóa

Đất đai và quyền sở hữu tài sản. Trên thị trường chứng khoán hiện nay đôi lúc xảy ra trường hợp có những doanh nghiệp tiềm lực kinh tế cỡ trung bình, nhưng khi cổ phần hóa thì chỉ số cổ phiếu tăng nhiều lần so với giá trị thực. Những doanh nghiệp này thường thuê đất, trả tiền thuế đất hàng năm nhưng khi niêm yết giá trị tài sản của mình lên sàn giao dịch chứng khoán lại liệt kê cả giá trị quyền sử dụng đất. Nếu có sự lẫn lộn giữa giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản của doanh nghiệp gắn liền với đất sẽ dẫn đến bất lợi là xuất hiện tranh chấp, chuyển nhượng, mua gom, khống chế cổ phần, thâu tóm và kiểm soát công ty sau CPH vì giá trị đất.

Ngược lại, lại có tình trạng không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi CPH bằng cách duy trì các hợp đồng thuê đất lâu dài sẵn có. Khi đã CPH, giá trị sử dụng đất có thể trở thành giá trị siêu lợi nhuận trong kinh doanh vốn của doanh nghiệp. Không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi CPH tức là Nhà nước đã từ bỏ quyền được nhận phần “địa tô chênh lệch” phát sinh từ quyền sử dụng đất. Tất yếu, phần ”địa tô” ấy sẽ rơi vào túi những nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp sau CPH.

Continue reading

CỔ PHẦN HÓA – Một phương tiện quan trọng để thực hiện sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu

PGS.TS. VŨ VĂN VIÊN – Phó viện trưởng Viện Triết học

Sở hữu luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của mọi thời kỳ lịch sử. Nó vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời nó cũng tác động trở lại đến mọi quá trình kinh tế – xã hội. Cũng chính vì vậy, vấn đề sở hữu luôn là mối quan tâm của các nhà triết học, chính trị, hoạt động xã hội và việc giải quyết vấn đề này như thế nào luôn là một tiêu chí phân biệt giữa các quan điểm khác nhau và có ảnh hưởng quan trọng đến cách giải quyết nhiều vấn đề khác trong việc xác định đường lối chính trị, hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội.

Trong thời kỳ trước đổi mới, ở nước ta cũng như các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, chế độ sở hữu dường như đã được giải quyết. Đó là chúng ta đã xây dựng xã hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể. Cùng với chế độ công hữu, mô hình kế hoạch hóa tập trung ra đời và thống trị trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở công hữu, lúc đầu đã phát huy tương đối tốt trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ an ninh, chủ quyền đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, chế độ công hữu với mô hình cũ đã tỏ ra không còn phù hợp, gây nên sự khủng hoảng kinh tế – xã hội, nên chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới.

Continue reading

CỔ PHẦN HÓA CHỈ LÀ MỘT VIỆC

LÊ VĂN TỨ

Cổ phần hóa chậm chủ yếu là do cách làm có tính mò mẫm trong điều kiện tư duy về quản lý doanh nghiệp nhà nước thời kinh tế thị trường chưa có những đổi mới căn bản.

Cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước ở nước ta diễn ra dưới sự chỉ đạo tập trung của Chính phủ. Các chính sách, biện pháp CPH được thể hiện trong các nghị định, quyết định của Chính phủ, các thông tư và văn bản hướng dẫn thi hành của các bộ ngành và địa phương liên quan. Song, thực tế cho thấy quá trình CPH không mấy suôn sẻ, vướng mắc liên tục phát sinh.

Để tháo gỡ vướng mắc, chính sách, biện pháp CPH, và do đó các văn bản liên quan, đã phải liên tục sửa đi đổi lại. Cứ mỗi lần phát sinh vướng mắc, các cơ quan nhà nước liên quan lại phải tham gia giải quyết, dù muốn dù không, cứ bị cuốn vào vòng xoáy CPH và để rồi mang tiếng “can thiệp quá sâu”(!). Cho nên CPH chậm chủ yếu là do cách làm có tính mò mẫm trong điều kiện tư duy về quản lý doanh nghiệp nhà nước thời kinh tế thị trường chưa có những đổi mới căn bản.

Vị trí và nội dung chưa được minh định

Đến nay có lẽ không phải mọi người đều đã coi CPH là một trong những biện pháp để chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp thành nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Và tương tự, không phải ai cũng coi nội dung CPH là chuyển đổi sở hữu, chuyển toàn bộ (hay một phần) doanh nghiệp của nhà nước thành của tư nhân, nói ngắn gọn là tư nhân hóa.

Continue reading

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: Mấy vấn đề về lý luận và thực tiễn

LÊ HỮU NGHĨA

Từ nửa cuối thế kỷ XIX trong lòng chủ nghĩa tư bản với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đang thống trị đã bắt đầu xuất hiện một loại hình xí nghiệp mới – xí nghiệp cổ phần hay công ty cổ phần, mà sở hữu trong đó là của các cổ đông.

Trong các trước tác của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, chúng ta có thể tìm thấy những phân tích sâu sắc về thực chất quá trình hình thành loại hình công ty cổ phần trong lòng chủ nghĩa tư bản ở Tập III của Bộ “Tư bản(1). Tập này đã được Ph.Ăng-ghen biên tập và cho xuất bản vào năm 1894, sau khi C.Mác qua đời. Trong đó đáng lưu ý ở sự tiên đoán về hai khuynh hướng quan trọng của sự xuất hiện các công ty cổ phần trong xã hội tư sản:

Thứ nhất, dưới chủ nghĩa tư bản, C.Mác chỉ ra rằng công ty cổ phần ra đời là sự manh nha của một hình thức sản xuất mới, sẽ đưa đến việc lập ra chế độ độc quyền và đưa đến sự can thiệp của nhà nước tư sản. Khi xuất bản tác phẩm này Ph.Ăng-ghen có bổ sung thêm một số ý như: Các-ten ra đời xóa bỏ tự do cạnh tranh. Trong một số ngành mà trình độ sản xuất cho phép làm được, người ta đã đi đến tập hợp trong toàn bộ sản xuất của ngành đó vào một công ty cổ phần lớn duy nhất có một sự lãnh đạo thống nhất (ví dụ, sản xuất a-mô-ni-ắc của cả nước Anh vào tay một hãng duy nhất, tư bản lưu động được đưa ra mời công chúng góp). Chính trong quá trình này sẽ phát sinh ra một loại ăn bám mới, – quý tộc tài chính mới và cả một hệ thống lừa đảo và bịp bợm về việc sáng lập, phát hành và buôn bán cổ phiếu. Continue reading

VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA

ĐOÀN TẤT THẮNG

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), ngày 16/11/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần thay thế cho Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 với nhiều sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của nước ta. Ngày 22 tháng 12 năm 2004, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 126/BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/CP của Chính phủ về chuyển Công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.

Tồn tại và vướng mắc

    Những đổi mới của Nghị định 187/CP của Chính phủ và Thông tư số 126/BTC của Bộ Tài chính đã cơ bản đưa việc CPH theo hướng nâng cao tính công khai, minh bạch, tính chuyên nghiệp và gắn với thị trường; gắn việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại và vướng mắc khi xác định giá trị doanh nghiệp theo các văn bản pháp quy trên.

Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản:

    – Đối với những tài sản cố định hữu hình:

    Việc xác định giá trị tài sản là hiện vật (tài sản hữu hình) theo Thông tư 126/BTC chỉ xác định giá những tài sản mà Công ty cổ phần tiếp tục sử dụng. Giá trị thực tế của tài sản được tính theo công thức:

GT thực tế của TS = Nguyên giá tính theo giá thị trường  x  Chất lượng còn lại của TS tại thời điểm thẩm định giá.

Continue reading

BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

(Lược ghi) – Cổ phần hoá các DNNN thời gian qua đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng việc cổ phần hoá, sắp xếp các doanh nghiệp có quy mô lớn, trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thực hiện còn chậm.

Các DNNN đã cổ phần hoá, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và việc huy động vốn ngoài xã hội trong quá trình cổ phần hoá DNNN còn hạn chế do chưa khuyến khích việc bán cổ phần ra bên ngoài. Chưa có doanh nghiệp nào tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá.

Thời gian thực hiện cổ phần hoá một doanh nghiệp còn dài, làm tiến độ cổ phần hoá chậm.

Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng 44%; doanh thu bình quân tăng 23,6%; lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%; trên 90% số doanh nghiệp sau cổ phần hoạt động kinh doanh có lãi; nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%; thu nhập của người lao động bình quân tăng 12%.

Vốn nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp không thuộc diện cần giữ cổ phần chi phối, phổ biến nhất là trong các tổng công ty nhà nước thuộc các ngành xây dựng, giao thông.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d