admin@phapluatdansu.edu.vn

HƯỚNG DẪN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO về một số nội dung trong kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Để xác định đất thuộc quyền sử dụng của ai, Kiểm sát viên cần phân biệt đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất và đất chưa được cấp GCNQSD đất, cụ thể:

– Trường hợp đất đã được cấp GCNQSD đất, cần kiểm tra các giấy tờ về đất đai kèm theo tài liệu trong hồ sơ quản lý đất; sự biến động diện tích giữa GCNQSD đất và diện tích đất thực tế; việc kê khai, đăng ký và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; ý kiến của chính quyền địa phương về nguồn gốc đất; quá trình quản lý, sử dụng, việc cấp GCNQSD đất có đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, xác định tính xác thực của các tài liệu cấp GCNQSD đất làm căn cứ kết luận đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ai, có chấp nhận yêu cầu hủy GCNQSD đất không.

Continue reading

HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước ngày 01/01/2017

202003_Murphy_Household-Income@4x THS. NGUYỄN THỊ THU HỒNG – Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao

Về định đoạt quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước 01/01/2017, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định tài sản chung của hộ gia đình. Vậy các giao dịch mà có các thành viên không ký tên hay ủy quyền thì có bị vô hiệu hay không?

Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Ngân hàng yêu cầu trả nợ theo hợp đồng khi đã hết thời hiệu khởi kiện thì Tòa án có đình chỉ hay không?

VÕ VĂN NHƯ – TAND Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng)

Ông A vay của Ngân hàng 1 tỷ đồng, hết thời hạn vay ông A không trả nợ. Sau hơn 3 năm kể từ ngày hết thời hạn trả nợ, Ngân hàng mới khởi kiện yêu cầu ông A trả nợ thì yêu cầu của Ngân hàng sẽ được giải quyết thế nào?

Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ban hành Công văn số 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 giải đáp một số vướng mắc trong xét xử. Trong đó, TANDTC đã giải đáp một số vướng mắc liên quan đến hoạt động ngân hàng trong đó có thời hiệu khởi kiện của hợp đồng vay vốn.

Continue reading

Đề xuất một số nội dung sửa đổi, bổ sung BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995 CỦA VIỆT NAM

civil-litigation-whittier MICHEL CORDIER[1] – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao Cộng hòa Pháp

Cũng như tất cả những nước Xã hội chủ nghĩa mở cửa theo kinh tế thị trường, Việt Nam đang cố gắng đưa nghành công chứng trở thành một công cụ quan trọng cho phát triển kinh tế [2]. Mục đích là rất rõ ràng: xây dựng một Nhà nước hiện đại, bảo đảm cho công dân Việt Nam cũng như cho các nhà đầu tư nước ngoài có một môi trường xã hội hài hoà, bảo đảm cho quan hệ hợp đồng giữa các tác nhân kinh tế được hiệu quả và an toàn về mặt pháp lý.

Continue reading

TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhờ người đứng tên hộ và áp dụng Án lệ số 02/2016/AL

kat-1-960x640 TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG – TAND Tp. Hồ Chí Minh

1. Quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.” Hiến pháp năm 2013 tại Điều 22 quy định: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp” và Điều 32 tiếp tục khẳng định “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, …”.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP về quản lý và sử dụng nhà chung cư theo pháp luật Việt Nam

THS. LS. VŨ THỊ NGA – Văn phòng Luật sư Công lý Việt
1. Nhận diện các tranh chấp về quản lý và sử dụng nhà chung cư

Nhà ở nói chung và nhà chung cư nói riêng là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Khi quản lý và sử dụng nhà chung cư, vấn đề đầu tiên cần phải lưu ý gồm: Chủ đầu tư xây dựng nhà ở chung cư có tuân thủ các quy định của pháp luật về đầy đủ các hạng mục đã được phê duyệt; Khi chuyển giao quyền chủ đầu tư có minh bạch, giải thích đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp mà các bên được hoặc phải được biết trước khi giao dịch theo quy định của pháp luật; Người sử dụng căn hộ đã thực sự nghiên cứu, hiểu và chịu trách nhiệm với cam kết của mình…; hoặc các bên trong mối liên quan đến nhà chung cư có đạt được thỏa thuận về mục đích đó hay không, trước hay sau khi giao kết,… Thực tế, khi tất cả các vấn đề trên không được minh bạch, thì sẽ phát sinh mâu thuẫn về quyền lợi của các bên, lúc này tranh chấp liên quan đến nhà chung cư xảy ra.

Continue reading

Quy chế đồng sở hữu TRONG NHÀ CHUNG CƯ (Mẫu tham khảo)

Thời gian qua, tại Việt Nam, cùng với xu thế tất yếu về phát triển nhà chung cư cao tầng tại các đô thị thì cũng đã và đang phát sinh nhiều bất cập, mâu thuẫn thậm chí tranh chấp trong quản lý, sử dụng nhà chung cư của tam giác quan hệ giữa chủ đầu tư – Ban quản lý – cư dân; về diện tích sử dụng chung, diện tích sử dụng riêng; quyền của các đồng sở hữu, việc đưa tài sản của đồng sở hữu vào giao dịch; việc quản trị nội bộ giữa các đồng sở hữu… Trong bối cảnh như vậy, ngoài hành lang pháp lý liên quan thì việc xây dựng Quy chế Đồng sở hữu trong các tòa nhà chung cư có vai trò đặc biệt quan trọng.

Civillawinfor trân trọng giới thiệu bản Quy chế Đồng sở hữu của một Tòa nhà chung cư tại Cộng hòa Pháp để Quý vị tham khảo.


TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Tọa đàm Chuyên đề “Bảo vệ người mua bất động sản và đồng sở hữu trong nhà chung cư”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, ngày 07-08/06/2010. Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp.

PHÁP LỆNH CỦA CỘNG HÒA PHÁP về trưng dụng tài sản và dịch vụ

Thiên I. Phương thức tiến hành trưng dụng phục vụ các nhu cầu quốc gia

Điều 1

Việc cung cấp tài sản và dịch vụ cần thiết cho việc đảm bảo nhu cầu quốc gia theo qui định của pháp luật có thể được tiến hành theo phương thức thoả thuận hoặc phương thức trưng dụng trong những điều kiện được quy định tại Thiên II Luật ngày 11 tháng 7 năm 1938 đã được sửa đổi bổ sung bằng các quy định sau đây.

Continue reading

THỰC TIỄN TỐ TỤNG: Một số lưu ý về việc áp dụng văn bản pháp luật trong giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất và nhà ở

THS. LÊ THỊ HỒNG HẠNH –  VKSND TP. Hà Nội

Để các cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện tốt hơn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở, vừa qua, nhóm tác giả thuộc VKSND TP. Hà Nội đã tập hợp, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện công tác kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số lưu ý trong tra cứu và áp dụng văn bản.

Continue reading

TRAO ĐỔI VỀ VẤN ĐỀ: Ngân hàng nhận thế chấp đối với tài sản có bảo lưu quyền sở hữu

THS. PHẠM THỊ THÚY – Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP.HCM

Ngày 15/9, Tạp chí có bài “Ngân hàng có được nhận thế chấp đối với tài sản có bảo lưu quyền sở hữu không?” đặt ra vấn đề rất thiết thực hiện nay, chúng tôi đồng tình với các tác giả và xin được trao đổi thêm.

Chúng tôi đồng tình với nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào và Nguyễn Đức Tĩnh về vấn đề ngân hàng nhận thế chấp đối với tài sản bảo lưu quyền sở hữu khi cho rằng: “Ngân hàng hoàn toàn không phải là bên nhận thế chấp ngay tình mà Ngân hàng buộc phải biết tài sản thế chấp có bảo lưu quyền sở hữu thông qua việc kiểm tra và xem xét hợp đồng mua bán. Do đó, hợp đồng thế chấp đối với tài sản có bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp này cần phải xem xét và tuyên vô hiệu vì đã vi phạm điều cấm của luật”.

Continue reading

TÀI SẢN CÓ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU: Ngân hàng có được nhận thế chấp không?

TS. NGUYỄN NGỌC ANH ĐÀO – Đại học Ngân hàng TP.HCM & ThS. NGUYỄN ĐỨC TĨNH – Thẩm phán TAND Quận 1, TP.HCM

Trong bài viết này chúng tôi trao đổi trên cơ sở bài viết “Biện pháp khẩn cấp tạm thời “cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định”” của tác giả Đặng Thanh Hoa và Nguyễn Ngọc Quỳnh đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân online ngày 25/8/2020 và mở rộng vấn đề liên quan đến việc Ngân hàng nhận thế chấp tài sản có bảo lưu quyền sở hữu là không hợp pháp. Continue reading

TÌNH HUỐNG VỀ TRANH CHẤP TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU: Giám định ADN … cho Trâu

Giám định ADN cho… trâu - Ảnh 1. HOÀNG ĐIỆP – Báo Tuổi trẻ

Tỉnh Điện Biên là vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, tập quán chăn thả rông gia súc còn rất phổ biến nên việc tranh chấp trâu, bò đi lạc cũng xảy ra nhiều.

Dường như các cấp tòa ở địa phương này có khá nhiều kinh nghiệm trong việc xét xử bởi các vụ án sau khi tuyên xong thì cả nguyên đơn và bị đơn đều… hài lòng.

Một trong những biện pháp được áp dụng để hỗ trợ việc phân định đó chính là giám định gen cho… gia súc.

Một con trâu, hai người giành

Trong đơn khởi kiện đề ngày 10-10-2017, nguyên đơn là ông Lường Văn Hoa (ngụ tại xã Thanh Luông, huyện Điện Biên) có nêu: Vào tháng 2-2017, gia đình ông có thả đàn trâu gồm 6 con vào khu vực trại bò trong huyện.

Một tuần sau, gia đình ông có lên tìm và phát hiện trong đàn trâu bị thiếu con trâu đực đen khoảng 6 tuổi. Con trâu này có những đặc điểm riêng, trong đó vành tai trái có vết sẹo do gia đình ông cắt để đánh dấu.

Continue reading

BẢO ĐẢM TÍNH AN TOÀN CHO HỢP ĐỒNG, CHO BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CHO GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRONG SỬA ĐỔI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995 CỦA VIỆT NAM

 MICHEL CORDIER – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao, Cộng hòa Pháp

1. S an toàn trong hp đồng

Cũng giống như Bộ luật Dân sự Pháp[1], Bộ luật Dân sự Việt Nam (1995) có định nghĩa về hợp đồng dân sự[2], nhưng lại không quy định về các loại chứng cứ chứng minh nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Trong khi đó, để chứng minh cho các bên có liên quan và cho tòa án về sự tồn tại, về nội dung và phạm vi của một cam kết, thì nhất thiết phải có một cơ sở pháp lý. Bộ luật Dân sự Pháp[3] quy định các loại chứng cứ, bao gồm: “chng c viết, nhân chng, suy đoán, li thú nhn ca đương s và li th”. Và cũng như các nước theo “lut thành văn[4], Bộ luật Dân sự Pháp cũng xác định trật tự các loại chứng cứ, theo đó chứng cứ viết là có giá trị cao nhất, và công chứng thư có giá trị cao hơn tư chứng thư do các bên ký. Công chứng thư do một “nhân viên công quyn” (công chứng viên là người được uỷ quyền thực hiện quyền lực nhà nước) lập, nên bảo đảm hoàn toàn giá trị của hợp đồng được chứng nhận[5].

Nhất thiết Bộ luật Dân sự phải khẳng định những nguyên tắc nêu trên, vì Bộ luật Dân sự là nền tảng của hệ thống luật dân sự của mỗi quốc gia. Những nguyên tắc này có thể được đưa vào Phần III của Bộ luật Dân sự Việt Nam, phần về “Nghĩa v dân s và hp đồng dân s”.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn