admin@phapluatdansu.edu.vn

XÁC ĐỊNH HÀNH VI VI PHẠM TRÊN CƠ SỞ BẢN CHẤT PHẢN CẠNH TRANH CỦA HÀNH VI THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CHÂU ÂU

 PHÙNG VĂN THÀNH – Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương

I. Giới thiệu và phân loại hành vi theo Điều 101, TFEU

Điều 101 trong Hiệp ước hoạt động của Liên minh Châu Âu (TFEU – Treaty on the Functioning of the European Union) là một trong những điều khoản cơ bản làm nền tảng pháp lý cho pháp luật cạnh tranh hay pháp luật chống độc quyền của Châu Âu. Điều 101 quy định mọi thoả thuận giữa các chủ thể trên thị trường, quyết định của hiệp hội và các hành vi phối hợp khác mà có thể gây ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước thành viên và mang tính chất hoặc có tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch bóp méo cạnh tranh trên thị trường chung trong liên minh đều bị cấm bởi không phù hợp với tinh thần và mục tiêu chung của thị trường.

Trước tiên có thể thấy quy định trên đây đã nêu rõ hai dạng hành vi khác nhau dựa trên mức độ cam kết giữa các thành viên tham gia đó là hành vi thoả thuận và hành vi phối hợp. Thoả thuận là trường hợp có sự trao đổi, gặp gỡ và đi đến thống nhất ý chí (meeting of mind) giữa hai hay nhiều chủ thể kinh doanh trên thị trường về một hay một số các yếu tố kinh doanh. Vì vậy, trong trường hợp thoả thuận thường có sự cam kết cao nhất của các thành viên đối với những nội dung đã được thống nhất, ít nhất là về mặt hình thức. Trong nhiều trường hợp các bên tham gia thoả thuận còn đặt ra các hình thức hay biện pháp chế tài để đảm bảo thực hiện các nội dung đã cam kết. Thoả thuận có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau như thoả thuận miệng (trao đổi miệng trực tiếp, điện thoại…) hoặc bằng văn bản (email, thư tín, quyết định cuộc họp, biên bản cuộc họp, biên bản thoả thuận…). Trong trường hợp hành vi phối hợp không có sự thống nhất và tính cam kết cao như thoả thuận. Đây là trường hợp giữa các doanh nghiệp có sự ngầm hiểu với nhau về một vấn đề nào đó và từ đó có thể đưa ra những hành vi kinh doanh mang tính tương đồng.

Continue reading

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA CÔNG LÝ CHÂU ÂU VỀ VẤN ĐỀ CHIẾT KHẤU CỦA DOANH NGHIỆP THỐNG LĨNH

 PHÙNG VĂN THÀNH – Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương

Ngày 6 tháng 10 năm 2015, Toà án công lý Châu Âu (ECJ) đã đưa ra phán quyết liên quan đến vấn đề chiết khấu trong vụ Post Danmark[1]. Phán quyết của ECJ đưa ra trong vụ việc này là sự tổng hợp và hệ thống hoá lại tất cả các quyết định liên quan đến vấn đề chiết khấu mà ECJ đã đưa ra trong các vụ việc trước đây, qua đó hình thành hướng dẫn thực thi cho các cán bộ thực thi cũng như các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường khi xây dựng các chính sách chiết khấu.

1. Thông tin vụ việc

Post Denmark là doanh nghiệp bưu chính có vị trí thống lĩnh trên thị trường Vương quốc Đan Mạch. Doanh nghiệp này nguyên là một doanh nghiệp độc quyền do nhà nước là chủ sở hữu. Đến năm 2007 – 2008, doanh nghiệp này được tái cơ cấu trong đó có cả phần vốn góp của tư nhân và một phần thuộc sở hữu của người lao động.

Sau khi tái cơ cấu, doanh nghiệp này áp dụng chính sách chiết khấu dựa trên định mức về khối lượng đối với từng phân đoạn thị trường dịch vụ bưu chính trực tiếp của toàn bộ thị trường dịch vụ bưu chính. Tại thời điểm này trên thị trường chỉ có duy nhất một doanh nghiệp đối thủ là Bring Citymail (một công ty của Na Uy).

Trên cơ sở điều tra, vào năm 2009, Cơ quan cạnh tranh Đan Mạch đi đến kết luận rằng Post Danmark đã lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường dịch vụ bưu chính thông qua việc áp dụng các chính sách chiết khấu nhằm xây dựng mạng lưới khách hàng trung thành và bóp méo thị trường cạnh tranh trong khi không đưa ra được các biện pháp tạo hiệu quả kinh tế mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Continue reading

TÌM HIỂU VỀ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Báo cáo mức độ thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là Báo cáo Môi trường kinh doanh (MTKD) – Doing Business (DB)) của Ngân hàng Thế giới là Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát về các quy định dẫn tới thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh. Đây là báo cáo thường niên, được thực hiện hàng năm kể từ năm 2003. Báo cáo đưa ra bảng xếp hạng tổng hợp về môi trường kinh doanh dựa trên bộ chỉ số đánh giá về các quy định liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và về bảo vệ quyền sở hữu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Để thực hiện bảng xếp hạng này, Ngân hàng thế giới tập hợp thông tin về những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính và những trở ngại về kỹ thuật trong việc bắt đầu thành lập hoặc mở rộng hoạt động của một doanh nghiệp.

Báo cáo Môi trường kinh doanh lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2003 (với tên gọi Doing Business 20041) xem xét 5 chỉ số và 133 nền kinh tế. Đến năm 2018, Doing Business 2019 (công bố ngày 31/10/2018) xếp hạng 190 nền kinh tế; gồm cả những nền kinh tế nhỏ nhất và một số nước nghèo nhất. Qua các năm, số lượng các chỉ số và các nước khảo sát được mở rộng.

Mục tiêu của báo cáo nhằm cung cấp cơ sở khách quan cho việc tìm hiểu và cải thiện môi trường pháp lý và thực thi đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ số trong Doing Business thể hiện các nội dung sau:

– Thứ nhất, đo lường chất lượng các quy định; đánh giá được tính phức tạp thể hiện qua các quy định;

– Thứ hai, đo lường thời gian và chi phí tuân thủ các quy định (chẳng hạn như thời gian và chi phí thực hiện hợp đồng, thủ tục phá sản hay thương mại qua biên giới,…);

Continue reading

HIỆN TƯỢNG TREATY SHOPPING TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ: PHÂN TÍCH VỤ VIỆC PHILIP MORRIS KIỆN CHÍNH PHỦ ÚC VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM

 ĐÀO KIM ANH & TRỊNH QUANG HƯNG –  Đại học Ngoại thương Hà Nội

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, hoạt động đầu tư quốc tế đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực chính đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, các tranh chấp đầu tư cũng gia tăng nhanh chóng và ngày càng phức tạp, đặc biệt là các tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài (“NĐTNN”) và Nhà nước tiếp nhận đầu tư. Với mục đích đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho NĐTNN và khuyến khích hoạt động đầu tư quốc tế, từ những năm 1960, pháp luật đầu tư quốc tế đã hình thành cơ chế cho phép NĐTNN trực tiếp khởi kiện Nhà nước ra trọng tài quốc tế. Mặc dù cơ chế này được đánh giá cao về tính độc lập và hiệu quả, thực tế áp dụng cho thấy cơ chế này bộc lộ những “lỗ hổng” và có nguy cơ bị lạm dụng bởi nhà đầu tư.

Một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây liên quan tới việc lạm dụng cơ chế giải quyết tranh chấp (GQTC) là hiện tượng treaty shopping. Đây là một kỹ thuật được nhà đầu tư thực hiện thông qua việc cố tình thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi cơ cấu sở hữu nhằm đạt được quốc tịch mong muốn để sau đó có thể khởi kiện Nhà nước theo một hiệp định đầu tư quốc tế (IIA) có lợi cho nhà đầu tư. Treaty shopping được thực hiện ngày càng nhiều và trở thành một vấn đề “nóng” trong nhiều vụ tranh chấp đầu tư. Như vậy, câu hỏi đặt ra là treaty shopping có phải là hành vi hợp pháp hay không? Trong thực tiễn tranh chấp, cơ quan xét xử giải quyết vấn đề này như thế nào? Quan trọng hơn, đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, làm thế nào để có thể phòng tránh nguy cơ bị nhà đầu tư khởi kiện thông qua kỹ thuật treaty shopping trong khi vẫn đảm bảo chính sách thu hút đầu tư nước ngoài? Bài viết dưới đây sẽ trả lời các câu hỏi trên thông qua việc nghiên cứu thực tiễn xét xử tranh chấp đầu tư quốc tế liên quan tới treaty shopping, đặc biệt đi sâu phân tích vụ tranh chấp giữa Philip Morris và Chính phủ Úc – một trong những tranh chấp điển hình về vấn đề này.

Continue reading

ĐIỀU KHOẢN “HARDSHIP” TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

TRẦN THANH TÂM & NGUYỄN MINH HIỂN – Đại học Ngoại thương, cơ sở II TP.HCM

1. Khái niệm Hardship

Khái niệm “Hardship” xuất hiện trong thực tiễn thương mại vào những năm 1960 và được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu của Marcel Fontaine, in trong quyền “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm 1989. Điều khoản Hardship được biết đến là điều khoản đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp đồng. Ngày nay, điều khoản này trở nên phổ biến hơn trong thực tiễn thương mại quốc tế và đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng trong PICC và PECL. Mặc dù vậy, khái niệm này cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Cụ thể:

Theo định nghĩa nêu tại Điều 6.2.2 của UNIDROIT trong PICC năm 2010 thì “Một hoàn cảnh được gọi là Hardship, nếu nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của hợp đồng, hoặc làm cho phí thực hiện tăng quá cao, hoặc giá trị nhận được do thực hiện nghĩa vụ giảm quá thấp…”.

Từ định nghĩa này có thể thấy một hoàn cảnh có được xem là Hardship hay không cần phải xem xét sự thay đổi hoàn cảnh đó có làm ảnh hưởng (tăng lên hoặc giảm xuống) 50% hoặc hơn tổng giá trị hợp đồng sẽ được xem là sự thay đổi cơ bản. Như vậy, theo định nghĩa để phân tích sự mất cân bằng trong hợp đồng, nhóm tác giả sẽ phân tích việc gia tăng trong chi phí thực hiện và thiệt hại của bên có quyền do giá trị nhận được khi nghĩa vụ được thực hiện bị hạ xuống quá thấp.

Continue reading

TRUNG QUỐC VÀO TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO): CƠ HỘI VÀ THỬ THÁCH

Image result for Wto AND CHINATRẦN QUỐC HÙNG – Chuyên viên cao cấp của một Tổ chức Tài chính Quốc tế

Tóm tắt

Việc Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ià một sự kiện Iịch sử trong nền kinh tế thế giới. Trung Quốc coi việc vào WTO Ià một quyết định có tính cách chiến Iược, nhằm củng cố và đẩy mạnh các cải cách kinh tế mà Trung Quốc đã thực hiện trong hơn hai thập kỷ qua. Trước khi vào WTO, Trung Quốc đã nhiều lần giảm thuế quan xuống mức thấp nhất trong các nước đang phát triển. Vì vậy, Trung Quốc có khả năng thực hiện các cam kết về giảm thuế quan theo Iịch trình WTO. Sau khi vào WTO, Trung Quốc sẽ trở thành một mắt xích rất quan trọng trong tiến trình sản xuất và phân phối toàn cầu. Cùng với thị trường nội địa khổng lồ, Trung Quốc sẽ thu hút đầu tư trực tiếp từ khắp thế giới. Ðây Ià thách thức Iớn cho các nước trong khu vực. Tuy nhiên, nếu các nước này Iinh động và nắm được thời cơ, thì cũng có thể dựa theo đà phát triển của Trung Quốc để kích thích nền kinh tế của nước mình.

I. Giới Thiệu

Trong tháng 9/2001 đã xảy ra hai sự kiện có khả năng thay đổi cục diện thế giới.1 Cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 đã tạo ra nhiều thay đổi lớn trong quan hệ chính trị và an ninh giữa các nước. Sự kiện thứ hai là trong ngày 17/9, Trung Quốc (TQ) đã kết thúc quá trình đàm phán kéo dài 15 năm để gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Sự kiện này đánh dấu một bước trưởng thành của công cuộc cải cách kinh tế TQ : có khả năng và điều kiện để chấp nhận và thi hành luật lệ thương mại quốc tế, cũng như sự cạnh tranh của doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ nước ngoài trong thị trường nội địa. Nó cũng thể hiện quyết tâm của giới lãnh đạo TQ muốn thúc đẩy quá trình cải cách lên một mức độ cao hơn, cụ thể là dùng thể chế và luật lệ quốc tế cũng như sự cạnh tranh để làm sức ép đẩy mạnh việc cải cách doanh nghiệp, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Nếu thành công, TQ sẽ tiến một bước rất lớn trong việc hiện đại hoá và công nghiệp hoá, trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.

Continue reading

THÔNG TƯ SỐ 06/2018/TT-BCT NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2018 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết về bên liên quan trong vụ việc điều tra; hoạt động cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá trình điều tra; quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.

2. Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan đến điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản phẩm đặc biệt là sản phẩm có cùng đặc tính vật lý, hóa học như hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh trạnh trực tiếp được sản xuất trong nước nhưng có một số đặc điểm, hình dạng bên ngoài hoặc chất lượng sản phẩm khác biệt so với hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.

Continue reading

QUY CHẾ SỐ 384/96 (CE) NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 1995 HỘI ĐỒNG LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ CHỐNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BÁN PHÁ GIÁ TỪ CÁC NƯỚC NGOÀI CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU

Tài liệu này chỉ có ý nghĩa tham khảo

HỘI ĐỒNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

Căn cứ Hiệp định thành lập Cộng đồng Châu Âu và đặc biệt là Điều 113 Hiệp định này,

Căn cứ các quy chế phối hợp tổ chức thị trường nông nghiệp, các quy định hướng dẫn thi hành điều 235 Hiệp định thành lập Cộng đồng Châu Âu đối với hàng hóa được chế biến từ nông sản và đặc biệt là các điều khoản miễn áp dụng nguyên tắc thay thế biện pháp ngăn chặn tại biên giới bằng biện pháp quy định tại các quy chế trên, Theo đề nghị của Ủy ban Châu Âu (1) Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Nghị viện Châu Âu (2) (1) Xét thấy rằng theo quy chế số 2423/88 (CEE) (3), Hội đồng Liên minh Châu Âu đã thiết lập một cơ chế chung chống nhập khẩu hàng hóa bán phá giá hoặc hàng hóa được trợ giá từ các nước ngoài Cộng đồng Châu Âu;

(2) Xét thấy rằng việc thiết lập cơ chế này hoàn toàn phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế hiện tại, đặc biệt là các nghĩa vụ xuất phát từ điều VI Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (sau đây gọi tắt là "GATT"), từ Hiệp định về thi hành điều VI GATT (Bộ luật chống bán phá giá năm 1979) và từ Hiệp định hướng dẫn thi hành các điều VI, XVI và XXIII GATT (Bộ luật về trợ cấp và thuế đối kháng);

(3) Xét thấy rằng trên nền tảng của các thỏa thuận thương mại đa phương ký kết năm 1994, nhiều hiệp định mới về thi hành điều VI GATT đã được xây dựng, do vậy, cần phải sửa đổi các quy định của Cộng đồng Châu Âu sao cho phù hợp với các hiệp định mới; đồng thời, do sự khác biệt về mặt bản chất giữa các quy định mới về hành vi bán phá giá và hành vi trợ giá, Cộng đồng cần phải xây dựng những quy định riêng về bán phá giá và trợ giá cũng như quy chế riêng về chống trợ giá và về thuế đối kháng;

Continue reading

BÁO CÁO RÀ SOÁT ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VÀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH Ở VIỆT NAM

VCCI – “Quyền tự do kinh doanh” lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và tiếp tục được tái khẳng định theo hướng rộng hơn trong Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quy định này thể hiện sự cởi mở và khuyến khích của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề quan trọng để thay đổi về tư duy quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Và thực tế, hệ thống pháp luật kinh doanh của nước ta trong vài năm gần đây đã có những chuyển mình mạnh mẽ, theo hướng tích cực, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp…

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển mình theo hướng tích cực trên, thì trong hệ thống pháp luật vẫn còn chứa đựng nhiều “rào cản” khiến cho việc hiện thực hóa “quyền tự do kinh doanh” gặp nhiều thách thức.

Báo cáo này được xây dựng dựa trên nghiên cứu, đánh giá của Nhóm nghiên cứu (không thể hiện quan điểm chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) và ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội trong quá trình góp ý xây dựng các chính sách có liên quan. Kết cấu của Báo cáo gồm hai phần lớn:

• Phần I: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện – Nhận diện và Kiến nghị.

• Phần II: Điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ – Nhận diện và Kiến nghị.

TRA CỨU TOÀN VĂN BÁO CÁO TẠI ĐÂY

SOURCE: Vibonline.com.vn – WEBSITE XÂY DỰNG PHÁP LUẬT CỦA VCCI

BÁO CÁO CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2017

 Chương 1 – TỔNG QUAN

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, từ năm 2016 thương mại điện tử Việt Nam bước sang giai đoạn tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, những trở ngại lớn vẫn không thay đổi, bao gồm lòng tin của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến còn thấp, thanh toán trực tuyến chưa phổ biến, dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chưa theo kịp nhu cầu.

Bên cạnh đó, thương mại điện tử xuyên biên giới và bán hàng đa kênh đang nổi lên nhanh chóng. Đồng thời, sự khác biệt lớn giữa các địa phương về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là tên miền, và thu nhập bình quân đầu người đã góp phần tạo ra khoảng cách rất lớn trong chỉ số thương mại điện

tử. Để thu hẹp khoảng cách này đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực to lớn của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức liên quan tới thương mại, đầu tư, công nghệ thông tin và truyền thông.

1. Thương mại điện tử xuyên biên giới

Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B):

Continue reading

QUYẾT ĐỊNH SỐ 686/QĐ-BCT NGÀY 2 THÁNG 3 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ CHÍNH THỨC

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 1682A/QĐ-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về điều tra áp dụng biện pháp tự vệ;

Căn cứ Quyết định số 3044/QĐ-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP có mã HS: 3105.10.20; 3105.10.90; 3105.20.00; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00 nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau với nội dung chi tiết nêu trong Thông báo gửi kèm theo Quyết định này.

Continue reading

HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

Kết quả hình ảnh cho International integrationDỰ ÁN MUTRAP III

Hơn hai thập kỷ hội nhập chính là động cơ chủ yếu cho phát triển kinh tế ở Việt Nam. Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình hội nhập và thực hiện các sáng kiến hội nhập, bao gồm tự do hóa đa phương thương mại và đầu tư, đàm phán song phương, thực thi các cam kết WTO, đàm phán và thực thi các cam kết hội nhập ASEAN, đàm phán các FTA khác và đàm phán trong khuôn khổ WTO. Mặc dù trong hơn hai thập kỷ qua, hội nhập kinh tế đã mang lại những lợi ích đáng kể, nhưng Việt Nam vẫn cần hội nhập sâu hơn nếu muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thập kỷ tới. 

Việt Nam bắt đầu Đổi Mới vào giữa những thập kỷ 80 thông qua tự do hóa và hội nhập đa phương. Sự sụp đổ của Liên bang Sô Viết vào năm 1991 đã chấm dứt chế độ trao đổi hàng hóa và khuyến khích hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vào giữa những năm 90, Việt Nam bắt đầu quá trình gia nhập WTO, đàm phán hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu và gia nhập ASEAN. Sau khi đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ năm 2001, Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007. Quá trình thực thi các cam kết trong WTO đã được thực hiện trong cả 1 thập kỷ qua và một số cam kết trong đàm phán cũng sẽ được thực hiện trong vài năm tới. Ngoài việc tham gia vào hội nhập khu vực ASEAN, Việt Nam cũng tham gia các FTA ASEAN cộng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Úc và New Zealand. Bên cạnh đó, đàm phán của ASEAN về FTA với Ấn độ cũng đang có những bước tích cực và đàm phán FTA với EU cũng đang được thực hiện.

Nói chung, tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam chịu ảnh hưởng tích cực của quá trình hội nhập. Thương mại và đầu tư ở Việt Nam đã phát triển từ cơ chế tương đối hạn chế sang cơ chế mở như hiện nay. Những kết quả đạt được về mặt kinh tế là rất ấn tượng:

• Tỷ trọng xuất khẩu (và nhập khẩu) trong nền kinh tế tăng gấp 10 lần từ 1988 đến 2008;

• Thu nhập đầu người tăng từ $130 vào đầu thập kỷ 90 lên   $800 vào 2008; và

• Tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể từ 58% năm 1993 xuống 13% năm 2008.

Continue reading

WTO ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: VIỆT NAM DƯỚI CON MẮT CÁC THÀNH VIÊN WTO

  ĐỖ TUYẾT KHANH

Năm 2016 là dịp nhìn lại quá trình gần 10 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sau một bước ngoặt quan trọng: sau 20 năm chính sách Đổi mới được áp dụng từ 1986 và 11 năm đàm phán gay go, ngày 7.11 2006, các văn kiện cho phép Việt Nam gia nhập WTO đã được Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông qua. Theo quy định của WTO, các nước ứng viên chính thức trở thành thành viên của tổ chức 30 ngày sau khi Nghị định thư gia nhập (Accession Protocol) được cơ quan thẩm quyền trong nước phê chuẩn. Tuy thời hạn phê chuẩn được ấn định đến 30.7.2007, Việt Nam đã tiến hành ngay thủ tục này, đệ trình lên WTO nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội ngày 11.12.2006 và chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức ngày 11.1.2007, đúng 12 năm sau khi đệđơn xin gia nhập, ngày 12.1.1995.

Mười năm tạm đủ để trả lời sơ khởi câu hỏi đã đặt ra cho Việt Nam lúc ấy như cho mọi nước ứng viên: vào WTO sẽ có những lợi hại gì, sẽ thay đổi ra sao? Mậu dịch có đúng là động lực phát triển kinh tế như phương châm quen thuộc của hệ thống thương mại đa phương? Để gia nhập WTO phải đồng ý một số thoả nhượng và cam kết, trong đó quan trọng hơn cả là cải cách những cơ chế và định chế để phù hợp với luật WTO và đòi hỏi của các thành viên. Đối với Việt Nam, tự khẳngđịnh là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các đòi hỏi cải cách tất nhiên rất nhiều và đặt nặng vấn đề vai trò nhà nước trong kinh tế. Vào WTO là chấp nhận sự giám sát của các thành viên thông qua cơ chế xét duyệt chính sách thương mại (Trade Policy Review, gọi tắt là TPR). Tháng 11.2013, Việt Nam đã chịu sự xét duyệt TPR đầu tiên và những đánh giá, phê bình của các thành viên cũng phần nào trả lời câu hỏi nằm trong chủ đề của Hội thảo hè năm nay : để tiếp tục phát triển, Việt Nam cần cải cách những gì?

Theo quy định của WTO, lịch trình xét duyệt chính sách thương mại dựa trên tỷ trọng của mỗi thành viên trong mậu dịch thế giới : mỗi 2 năm cho 4 cường quốc thương mại đứng đầu bảng (hiện là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản), mỗi 4 năm cho 16 nước được xếp hạng tiếp theo, và mỗi 6 năm cho các thành viên khác, các nước kém phát triển nhất có thể xin được thời hạn dài hơn. Năm 2013, Việt Nam được xếp hạng 34 cho xuất khẩu và 32 cho nhập khẩu, và với tư cách thành viên mới (Recently Acceded Member) có thể yêu cầu chưa tiến hành TPR vội. Vì thế việc Việt Nam đồng ý thực hiện TPR đầu tiên của mình năm 2013, 6 năm rưỡi sau khi gia nhập, được ghi nhận là sốt sắng, tích cực hội nhập và ủng hộ hệ thống thương mại đa phương.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn