admin@phapluatdansu.edu.vn

Cấu trúc pháp lý CỦA TÀI TRỢ KHO HÀNG TẠI VIỆT NAM

images (1) NICHOLAS BUDD – Warehouse Finance Consultant, IFC

1. Thực trạng tài trợ kho hàng và tài trợ hàng hóa luân chuyển ở Việt Nam

• Nhu cầu tài trợ hàng hóa luân chuyển và tài trợ khoản phải thu đang tăng trưởng nhanh ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành dịch vụ nông nghiệp.

Continue reading

THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN và sức mạnh thị trường

https___specials-images.forbesimg.com_imageserve_5d95d03767dd830006a295b6_0x0TÁC GIẢ (Chưa xác định)

Dưới góc độ kinh tế, thị trường là nơi người mua và người bán thực hiện các  giao dịch trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam, thuật ngữ “thị trường liên quan” là một trong những khái niệm cơ bản làm nền tảng cho hầu hết các vấn đề về chính sách cạnh tranh, từ kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền cho đến tập  trung kinh tế.

Continue reading

SÁCH TRẮNG Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021

1546831768Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương

Việt Nam tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Từ những tháng đầu của năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố đã đặt ra không ít thách thức cho việc phát triển kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế” .1 Continue reading

TOÀN CẦU HÓA: Nới lỏng pháp luật hay xây dựng các quy định mới về kinh tế?

covid JEAN MOREL – Trợ lý Giám đốc Ban cạnh tranh (DGCCRF), Bộ Tài chính Pháp

1. Luật thương mại quốc tế và sự phát triển của luật thương mại quốc tế

Hoạt động trao đổi quốc tế các loại hàng hoá công nghiệp chịu sự điều chỉnh của các luật chơi quốc tế từ một nửa thế kỷ nay, trước hết là các quy định của GATT, sau đó là các quy định của WTO. Các "luật chơi" này không thuần thuý là một khung pháp lý mà là một "tho thun chung", một "mt bng" để thúc đẩy tự do hoá dần dần nền thương mại thế giới.

Continue reading

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh Châu Âu – EVFTA (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 8 năm 2020)

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tắt là “Việt Nam”, và

Liên minh Châu Âu, sau đây gọi là “Liên minh”, sau đây gọi chung là “các Bên” hoặc gọi riêng là “Bên”,

sự hợp tác lâu dài và mạnh mẽ dựa trên các nguyên tắc và giá trị ch

THỪA NHẬN ung được phản ánh trong Hiệp định Đối tác và Hợp tác, và mối quan hệ kinh tế, Thương mại và đầu tư quan trọng;

Continue reading

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng năm 2020

2021-07-21 (2)   Vụ việc Công ty thuốc bảo vệ thực vật Bayer Việt Nam

1. Các bên liên quan

– Công  ty TNHH Hiệp Thanh;

– Công ty TNHH Bayer Việt Nam;

2. Nội dung vụ việc

Continue reading

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ: Dựa trên thực tiễn quốc tế tốt nhất qua UNCITRAL và Bộ luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ – UCC

GS. NGUYỄN XUÂN THẢO – Giám đốc Trung tâm SHTT và Đổi mới sáng tạo Trường Luật McKinney, Đại học Indiana

– Thiếu các định nghĩa về các thuật ngữ quan trọng liên quan tới giao dịch bảo đảm có tài sản bảo đảm là động sản để sử dụng một cách có hệ thống;

– Cần ghi nhận rằng Hiệu lực đối kháng với Bên thứ ba đạt được bằng các phương pháp khác nhau (1) Đăng ký lợi ích bảo đảm đối với động sản, tài sản vô hình, quyền đối với tài sản khác với cơ quan có thẩm quyền; (2) nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp qua sử dụng dich vụ của bên thứ ba (nhà kho, dịch vụ gửi giữ); (3) qua kiểm soát chi phối; (4) qua biện pháp đặc biệt được quy định bởi các văn bản pháp luật khác liên quan;

Continue reading

VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

PGS.TS. BÀNH QUỐC TUẤN – Khoa Luật, Đại học Công nghệ TP.HCM

Là một trong các loại chủ thể phổ biến của Tư pháp quốc tế, pháp nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật pháp nhân phải thông qua người đại diện của mình (bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền). Vì vậy, việc xác định người đại diện của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế là vấn đề quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp của các quan hệ mà pháp nhân tham gia. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ phân tích những vấn đề liên quan đến người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế.

1. Xác định đại diện của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế

Xác định đại diện của pháp nhân có ý nghĩa quan trọng trong Tư pháp quốc tế vì thông qua hành vi của người đại diện, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân khi tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể trên thực tế sẽ được xác lập, đặc biệt là quan hệ xác lập, thực hiện hợp đồng của các pháp nhân là doanh nghiệp. Theo Coronne Renault – Brahinsky (2002) thì xác định chủ thể có quyền ký kết hợp đồng là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật về hợp đồng. Còn theo Jean – Marc Favret (2002) thì xác định chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng luôn là nội dung điều chỉnh quan trọng của pháp luật hợp đồng Liên minh châu Âu. Trong Tư pháp quốc tế,việc xác định người đại diện của pháp nhân thường căn cứ vào quốc tịch của pháp nhân bởi lẽ Hệ thuộc Luật quốc tịch pháp nhân (Lex societatis) thường được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp nhân nước ngoài. Điều này xuất phát từ thực tế pháp nhân luôn hoạt động ở nơi mình không có quốc tịch. Nói cách khác pháp nhân luôn được xem là chủ thể nước ngoài tại quốc gia pháp nhân đang hoạt động. Vì vậy, mọi vấn đề liên quan đến pháp nhân, trong đó có vấn đề xác định người đại diện, thường căn cứ vào hệ thống pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch.

Continue reading

XỬ LÝ HỒ SƠ TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH THEO PHÁP LUẬT CỘNG HÒA PHÁP

CHANTAL ARENS – Thẩm phán, Chánh án Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng EVREUX, Toà Phúc thẩm ROUEN

I. Cạnh tranh không lành mạnh

Tự do kinh doanh là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật Pháp. Nhưng cũng có những giới hạn nhất định đối với các hành vi do các đối thủ cạnh tranh khác nhau thực hiện để đạt được mục đích của mỗi người. Việc kiếm soát các hành vi này đã dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về cạnh tranh không lành mạnh vốn không phải là hệ quả của các văn bản luật mà chủ yếu từ các học giả và án lệ.

Pháp luật áp dụng đối với việc cạnh tranh không lành mạnh là pháp luật của Quốc gia nơi sự việc gây thiệt hại đã xảy ra.

1. Cơ sở của quyền khởi kiện chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Án lệ đã căn cứ vào các điều 1382 và 1383 của Bộ luật dân sự[1] để cho phép kiện đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nghĩa là áp dụng nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định chung của pháp luật.

Tranh chấp thường có tính chất thương mại, nên các phương thức chứng minh là tự do và chứng cứ có thể được đưa ra bằng bất kỳ cách nào.

Quyền khởi kiện được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện chung được áp dụng trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nghĩa là phải có lỗi, có thiệt hại và quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại.

Lỗi có thể là lỗi cố ý hay vô ý.

Continue reading

KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ MUA HÀNG AN TOÀN QUA MẠNG ĐIỆN TỬ

 Hiện nay, thương mại điện tử trở nên ngày càng phổ biến bên cạnh các phương thức mua bán truyền thống. Tuy nhiên, phương thức này cũng ẩn chứa một số rủi ro cho người tiêu dùng. Pháp luật của Pháp đã đưa ra rất nhiều những quy định điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có các văn bản quan trọng như sau:

B lut Dân s

B lut Tiêu dùng

B lut Tin t và tài chính

B lut Bưu đin và truyn thông đin t

Lut s 2004-575 ngày 21 tháng 06 năm 2004 liên quan đến nim tin trong thương mi đin t

Lut ngày 06 tháng 01 năm 1978 v thông tin và các quyn t do

Ngh định ngày 31 tháng 12 năm 2008 v thông báo gim giá đi vi ngưi tiêu dùng.

Sau đây là một số kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn của Cộng hòa Pháp về mua hàng an toàn qua trang thương mại điện tử.

Continue reading

MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIỚI HẠN THỰC HIỆN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI Ở CỘNG HÒA PHÁP

clip_image002LUT S 93-122 NGÀY 29 THÁNG 1 NĂM 1993 V PHÒNG, CHNG THAM NHŨNG, MINH BCH HÓA ĐỜI SNG KINH T VÀ TH TC HÀNH CHÍNH

Điu 20

Một bên trung gian chỉ có thể mua diện tích quảng cáo hoặc dịch vụ in ấn và phát hành ấn phẩm quảng cáo cho một bên quảng cáo trên cơ sở một hợp đồng uỷ quyền bằng văn bản.

Hợp đồng uỷ quyền phải xác định rõ các điều kiện trả thù lao cho bên được uỷ quyền, trong đó quy định cụ thể về tất cả các dịch vụ (nếu có) sẽ được thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng uỷ quyền và mức phí cho từng dịch vụ đó. Hợp đồng cũng phải nêu tất cả các công việc khác mà bên trung gian thực hiện ngoài khuôn khổ của hợp đồng, và tổng mức thù lao cho các công việc đó. Nếu bên bán giảm giá hoặc có ưu đãi về phí dịch vụ thì phải ghi rõ trong hóa đơn gửi cho bên quảng cáo. Bên trung gian chỉ được phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ số phí dịch vụ được giảm hoặc được ưu đãi nếu hợp đồng uỷ quyền có quy định cụ thể.

Đối với những trường hợp mua diện tích quảng cáo hoặc dịch vụ quy định tại đoạn 1 Điều này, hóa đơn phải được gửi trực tiếp cho bên quảng cáo, ngay cả khi bên quảng cáo không trực tiếp thanh toán cho bên bán.

Điu 21

Bên trung gian quy định tại đoạn 1 Điều 20 không được phép nhận bất kỳ khoản thù lao nào khác ngoài khoản thù lao do bên uỷ quyền trả cho việc thực hiện công việc được uỷ quyền. Bên trung gian cũng không được phép nhận bất kỳ khoản thù lao hoặc lợi ích nào khác từ bên bán. Continue reading

HIỆP ĐỊNH EVFTA TỪ GÓC NHÌN CHIẾN LƯỢC

TS. LÊ ĐÌNH TĨNH & THS. HÀN LAM GIANG – Học viện Ngoại giao

Ngày 12-2-2020, Nghị viện châu Âu (EP) chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Liên minh châu Âu (EU) với Việt Nam (EVIPA). Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA hay các hiệp định bảo hộ đầu tư tiêu chuẩn cao trở thành một xu hướng đáng chú ý trong khu vực, trên thế giới và đồng thời là lựa chọn chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam.

Thực tế, tầm quan trọng của các hiệp định này yêu cầu phải có cách tiếp cận chiến lược trên cả ba khía cạnh: thời gian, không gian và quy mô/tầm mức. Về thời gian, EVFTA và EVIPA sẽ tạo ra các tác động lâu dài, đáng kể đến sự phát triển kinh tế và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam. Về không gian, các hiệp định này giúp Việt Nam đa dạng hóa đối tác, mở rộng không gian chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng. Về quy mô/tầm mức, các cam kết đối với hai hiệp định này liên quan đến nhiều lĩnh vực và đều hướng tới các tiêu chuẩn cao, góp phần đưa Việt Nam lên nấc thang mới trong chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

Bối cảnh của Hiệp định

Nếu nhìn nhận bối cảnh trên ba cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia, EVFTA và EVIPA được khởi động và kết thúc đàm phán trong các điều kiện sau.

Continue reading

TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUY ĐỊNH ĐẦU TƯ

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Báo cáo này khảo sát quy định về đầu tư của 8 quốc gia với 5 nước trong khu vực Châu Á và 3 nước thuộc các khu vực khác gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines, Hoa Kỳ, Canada, Australia. Đây là các nước được phân thành 2 nhóm: (i) nhóm nước đang phát triển, có điều kiện phát triển tương đồng với Việt Nam; (ii) nhóm nước phát triển đã có hệ thống quy định về đầu tư hoàn thiện. Với 2 nhóm nước nêu trên, nghiên cứu có thể phản ánh một góc nhìn toàn diện đối với chính sách quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài trên thế giới.

Trong phạm vi Báo cáo, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước nói trên. Các quy định riêng đối với hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư nước ngoài thông qua sàn giao dịch chứng khoán không được đề cập trong Báo cáo.

Nội dung Báo cáo chia làm 2 phần: Phần I là những đánh giá tổng quan về pháp luật đầu tư, phần II Báo cáo tập trung nghiên cứu quy định cụ thể của các nước được khảo sát trên cơ sở 6 tiêu chí cụ thể như sau:

(1) Nguồn luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài

(2) Hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp

(3) Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư

(4) Cơ quan quản lý về đầu tư

(5) Thủ tục đầu tư

(6) Một số vấn đề khác

Ngoài việc tập trung nghiên cứu pháp luật về đầu tư nước ngoài của các nước được khảo sát theo các tiêu chí nêu trên, trong phần đánh giá tổng quan, Báo cáo cũng đề cập đến chính sách đầu tư nước ngoài của một số nước khác để có được một cái nhìn bao quát về chính sách quản lý đầu tư nước ngoài trên thế giới.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: