admin@phapluatdansu.edu.vn

VIETNAM CONTEXT ANALYSIS REPORT ON HUMAN RIGHTS AND HEALTH SITUATION OF VIETNAMESE LGBT COMMUNITY AND MSM/TG (2017)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ISEE, ICS & HẢI ĐĂNG

Relevant economic situation related to LGBT, economic and employment situation of LGBT, and economical context factors that play a role in the status quo / change in this situation

Starting in 1986, Vietnam gradually shifted from a centrally planned system to a socialist market economy. According to the World Bank, Vietnam is the second largest recipient of remittances in Southeast Asia, with $11 billion. Vietnam has been one of the two world leaders of rice exporter for a long time. Vietnam’s leading export manufactured product since 2013 has been electronics. Foreign technology company have contributed a significant percentage to GDP of Vietnam, Samsung on itself contributing for than 20% total export of Viet Nam. Young people, including LGBT people, tend to move and work in major cities like Ho Chi Minh or Hanoi which created a very high density of population in these cities.

Relevant social situation related to LGBT, and social context factors that play a role in the status quo / change in this situation

Vietnam has a young population of which number of people of working age (between 15-64) make up two thirds (69%) of the population. Vietnamese traditional values are strongly influenced by Confucius and Taoist ideologies, although most Vietnamese do not call it by name. The major religion of Vietnam is Buddhism (7.9%), but most of the population are atheist (81.8%) which makes Vietnam one of the most non-religious country in the world.6 However, the Vietnamese culture has mixed its religious with traditional spirit worship and folk practices. Many scholars also suggest old widespread patterns of cross-gender spirit mediums in Vietnam, such as “hau dong” (spirit worshiping) where people with mixed spirit of men and women are considered be able to communicate with the gods.

Continue reading

QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VỀ SỐNG CHUNG TRƯỚC HÔN NHÂN

LÊ HỒNG NHẬT

Trong vài thập niên gần đây, rất nhiều những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện tượng liên quan đến tình dục của giới trẻ như “sống thử”, nạo thai, đang ngày càng phổ biến. Và điều đáng nói là cơn sốt “tình yêu” đó cũng đã ảnh hưởng tới giới sinh viên. Nên nhìn nhận vấn đề này thế nào? Đó chính là chủ đề nghiên cứu thu hút sự chú ý của nhóm các bạn sinh viên Khoa Kinh tế, ĐHQG TP HCM, gồm Hải Yến, Phương Hà, Ánh Hồng, Đan Thanh, và Lệ Thủy.

Dựa trên những nghiên cứu xã hội học và tâm lý học, các bạn đã phân chia các yếu tố chi phối ý muốn có quan hệ tình dục trong sinh viên thành hai nhóm chính sau: Thứ nhất là giáo dục và nhận thức. Điều này bao gồm các yếu tố chính như quan điểm cá nhân về tình dục trước hôn nhân và sự quan tâm của gia đình. Và thứ hai là điều kiện cá nhân. Bao gồm các điểm chính như hoàn cảnh kinh tế, điều kiện nhà ở, quan hệ yêu đương, giới tính, và nỗ lực học tập.

Đối với nhóm nhân tố thứ nhất, nổi lên rõ rệt nhất là nhận thức hay quan điểm của sinh viên về vấn đề sống chung và quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong xã hội Việt nam, khi mà việc cha mẹ chỉ bảo con cái về quan hệ yêu đương, và việc giảng dạy trên học đường về hôn nhân, gia đình, còn có phần nào hạn chế, thì giới trẻ tự trang bị cho mình kiến thức về lĩnh vực đó qua nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và gia đình, và cả các trang web về tình dục. Và cũng như ở mọi xã hội, quan điểm của giới trẻ chia thành 3 cấp độ: cho rằng đó là việc không nên làm, bình thường – không phê phán, cũng không hùa theo, và cuối cùng là có cái nhìn thoáng. Ngay ở điểm cuối cùng này cũng phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Cái nhìn thoáng có thể là do bạn trẻ tò mò, hoặc thả mình theo kiểu thích “sống thử”, để sau này khỏi phải bị nhầm khi sống thật. Cũng có thể xuất phát từ sự nhận thức khá chín chắn. Chẳng hạn như một số sinh viên cho rằng, “sống chung là một cách thử nghiệm hội nhập vợ chồng, là sự trải nghiệm và học cách hòa nhập trong các mối quan hệ của nhau, cùng quyết định chi tiêu, cùng nhượng bộ chấp nhận lẫn nhau và bày tỏ mong muốn của mình, quan hệ tình dục, vân vân, khi mà trinh tiết người con gái không phải là cái gì giữ ngọc gìn vàng" [theo tamlyhoc.net]. Thật sự, nếu với ý nghĩa như thế thì "sống thử" không hẳn là đáng chê trách mà còn có các khía cạnh tốt. Và tình dục ở đây chỉ là một điểm, dù là rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả của việc sống thử. Điều này càng có ý nghĩa hơn, nếu ta nhìn nhận được rằng đó là một hành động có ý thức, bao hàm cả việc giữ gìn cái vô giá của tình yêu – sự hy sinh, và sự tự chủ bản thân, chứ không phải là một sự thỏa mãn, lợi dụng nhau về xác thịt hay tiền bạc.

Continue reading

KẾT QUẢ THĂM DÒ DƯ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP KHI HỌC LUẬT

Kết quả thăm dò dư luận trên trang thông tin pháp luật dân sự về định hướng nghề nghiệp khi học Luật dựa trên 549 bầu chọn tính đến ngày 07/03/2009:

1. TỔNG HỢP CHUNG

Lĩnh vực bầu chọn Bầu chọn Tỷ lệ

Phi Nhà nước

353

64,3 %

Thuộc Nhà nước

117

21,3%

Chưa xác định cụ thể

79

14,4%

2. SỐ LIỆU CỤ THỂ

Nội dung bầu chọn Bầu chọn Tỷ lệ

Luật sư tư vấn

142

26%

Làm kinh doanh

89

16%

Luật sư nội bộ của một công ty

73

13%

Luật sư tranh tụng

48

9%

Thẩm phán

26

5%

Hỗ trợ công việc hiện tại

26

5%

Học chỉ vì sở thích

23

4%

Chuyên viên của các cơ quan quản lý Nhà nước khác

22

4%

Không xác định được

18

3%

Ý kiến khác

17

3%

Đại biểu của cơ quan lập pháp

13

2%

Cán bộ Hải quan hoặc thuế

13

2%

Điều tra viên

12

2%

Cán bộ Ủy ban nhân dân

10

2%

Kiểm sát viên

10

2%

Chuyên viên khác của hệ thống cơ quan tư pháp

7

1%

 

Ý kiến khác: Continue reading

TỰ TRẮC NGHIỆM về khả năng thuyết phục và động viên mọi người

NGUYỄN MINH TRANG (Dịch từ Businessball)

Năng khiếu thuyết phục, động viên mọi người của bạn ở mức độ nào? Các kỹ năng và phong cách giao tiếp là những yếu tố quyết định khả năng đó của bạn. Một số người sinh ra đã có các khả năng này, nhưng hầu hết chúng ta đều không được may mắn như vậy. Bạn có thể cải thiện tính hiệu quả của vai trò lãnh đạo và thuyết phục của bản thân bằng cách tìm hiểu và sử dụng một số các kỹ thuật và nguyên tắc giao tiếp đơn giản bằng cách làm bài trắc nghiệm nhanh sau đây. Bài trắc nghiệm này do TS. Marlene Caroselli thiết kế nhằm giúp bạn tự đánh giá năng lực thuyết phục và thúc đẩy người khác thông qua giao tiếp. Nó sẽ cho bạn một chỉ số đánh giá về khả năng của bạn, đồng thời giúp bạn biết được mình cần phải nỗ lực hơn trong các kỹ năng nào khi giao tiếp với người khác.

1. Để thuyết phục những người khác rằng bạn là người đáng tin cậy, bạn cần phải…

a, Trích dẫn các số liệu thống kê
b, Kể một số chuyện vặt về bản thân
c, Kết hợp cả hai cách trên

2. Lee Iacocca được coi là người bán hàng giỏi nhất của thế kỷ XX. Câu nào trong những câu sau đây thuộc về người thuyết phục siêu hạng này…

a, “Chúng ta cần phải hợp nhất, cố gắng tối đa để đạt được những thành công mới.”
b, “Sau mỗi nỗ lực, trái tim chúng ta cảm nhận buổi bình mình và được trẻ trung lại.”
c, “Công việc của người lãnh đạo là mang tới những tin xấu, khiến mọi người tin vào những điều họ không muốn tin, rồi đứng lên và làm những việc họ không muốn làm.”

3. Một nhà lãnh đạo có khả năng thuyết phục thì…

a, Lắng nghe và nói nhiều như nhau
b, Nói đúng sự thực
c, Thích sử dụng quyền lực

4. Những người thuyết phục hiệu quả thường…

a, Ít lời
b, Dùng những từ thông dụng
c, Giảng giải cho cấp dưới bằng những câu dài dòng

5. Việc lặp lại các từ hoặc ngữ một cách có chủ định…

a, Làm những người nghe/người đọc cảm thấy khó chịu
b, Tạo ấn tượng đơn điệu
c, Là một công cụ thuyết phục hiệu quả

6. Đảo ngữ khi nói là…

a, Một cách chú thích ở cuối trang
b, Một cách diễn đạt, trong đó các từ ở nửa câu đầu được sử dụng theo một cách mới ở nửa câu sau
c, Một kỹ thuật văn chương được các học giả sử dụng

Continue reading

KẾT QUẢ THĂM DÒ DƯ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN HIỆU QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN LUẬT

Kết quả thăm dò  dư luận trên trang thông tin pháp luật dân sự về các tố quyết định đến hiệu quả học tập của sinh viên luật dựa trên 4906 bầu chọn tính đến ngày 07/02/2009:

 

Nội dung bầu chọn Bầu chọn Tỷ lệ
Ý thức tự học của sinh viên

841

17%

Phương pháp sư phạm của giáo viên

607

12%

Trình độ của giáo viên

539

11%

Chương trình đào tạo

512

10%

Nội dung môn học

408

8%

Học liệu

399

8%

Ảnh hưởng từ xã hội

308

6%

Sự hỗ trợ từ khoa chuyên ngành

293

6%

Kinh tế

273

6%

Sự hỗ trợ từ nhà trường

272

6%

Sự hỗ trợ từ bộ môn

215

4%

Ảnh hưởng của gia đình

198

4%

Yếu tố khác

41

1%

XIN MỜI CÁC BẠN TIẾP TỤC BẦU CHỌN:

Continue reading

VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI

THS. NGUYỄN MẬU VIỆT HƯNG – Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội

Mục đích của định hướng dư luận xã hội là  góp phần điều chỉnh hành vi, hướng tới làm thay đổi thái độ, nhận thức và hành động của các nhóm xã hội theo hướng có lợi cho một giai cấp nhất định.

1. Định hướng dư luận xã hội, một hoạt động quan trọng trong công tác tuyên giáo

Với tư cách là một hoạt động quan trọng trong lĩnh vực tuyên giáo, hoạt động định hướng dư luận xã hội là việc sử dụng các phương thức thông tin nhất định tác động vào các nhóm đề mang tính thời sự.

Ở đây dư luận xã hội được hiểu là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự”. Cách tiếp cận này cho thấy dư luận xã hội là hình thức tập hợp ngẫu nhiên ý kiến cá nhân thành những luồng ý kiến khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau cùng đánh giá, phán xét về một vấn đề, một sự kiện, một hiện tượng nào đó, nó có thể đúng, có thể sai, vì vậy người ta không thể dựa vào số đông người phản ánh làm căn cứ để kết luận sự đúng đắn của một vấn đề mà sự phản ánh đó bước đầu chỉ là sự bộc lộ của trạng thái tâm lý mang tính chủ quan của người đánh giá như tâm trạng, thái độ, tình cảm, mong muốn, nhu cầu… Các trạng thái tâm lý này luôn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, lối sống của người phán xét. Số lượng người tán thành hoặc phản đối nhiều hay ít về một vấn đề nào đó một mặt có ý nghĩa như là sự thể hiện thái độ, tâm tư, nguyện vọng của nhóm xã hội mang ý kiến đó, mặt khác nó thể hiện quan điểm cá nhân của họ được quy định bởi hệ thống giá trị, chuẩn mực, lối sống trong quá trình xã hội hoá mà họ được tham gia. Điều này nói lên rằng công tác nghiên cứu nắm bắt dư luận xã hội có vai trò hết sức quan trọng đối với qúa trình định hướng dư luận xã hội. Cái khó của việc sử dụng thông tin dư luận xã hội là ở chỗ phải có cơ sở khách quan cho việc lựa chọn và sử dụng một luồng ý kiến nào đó trong số các luồng ý kiến đa dạng và trái ngược nhau đã được thu thập, phân loại để đưa ra kết luận, loại bỏ yếu tố chủ quan trong các luồng ý kiến khác nhau, phân tích, so sánh đối chiếu một cách khoa học, tìm ra ý nghĩa thực của những luồng thông tin thu được. Sử dụng thông tin dư luận không phải là sự chấp nhận đa số ý kiến tán thành, ủng hộ hay phản đối một vấn đề nào đó mà điều quan trọng là dựa trên cơ sở nào để tìm hiểu, đánh giá đúng đắn nguyên nhân phát sinh các luồng ý kiến đó trong các nhóm xã hội khác nhau.

Continue reading

THĂM DÒ DƯ LUẬN VỀ NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN LUẬT

Kết quả thăm dò dư luận trên trang thông tin pháp luật dân sự về những yếu tố quyết định đến hiệu quả học tập của sinh viên luật dựa trên 3498 bầu chọn tính đến ngày 22/12/2008:

 

Nội dung bầu chọn Bầu chọn Tỷ lệ
Ý thức tự học của sinh viên

607

17%

Phương pháp sư phạm của giáo viên

431

12%

Trình độ giáo viên

396

11%

Chương trình đào tạo

369

11%

Nội dung môn học

302

9%

Học liệu

297

8%

Ảnh hưởng từ xã hội

213

6%

Sự hỗ trợ từ khoa chuyên ngành

207

6%

Sự hỗ trợ từ nhà trường

200

6%

Kinh tế

197

6%

Sự hỗ trợ từ bộ môn

167

5%

Ảnh hưởng của gia đình

153

4%

Ý kiến khác

32

1%

Continue reading

THĂM DÒ DƯ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TRONG HỌC LUẬT THEO CHƯƠNG TRÌNH TÍN CHỈ SO VỚI CHƯƠNG TRÌNH NIÊN CHẾ

Kết quả thăm dò dư luận trên trang thông tin pháp luật dân sự về hiệu quả của học luật theo chương trình tín chỉ so với chương trình niên chế dựa trên 317 bầu chọn tính đến ngày 14/12/2008:

Nội dung bầu chọn Bầu chọn Tỷ lệ
Hiệu quả chưa rõ nét

101

32%

Có hiệu quả hơn

89

28%

Không hiệu quả

44

14%

Rất hiệu quả

37

12%

Không nên áp dụng

26

8%

Không đánh giá được

14

4%

Ý kiến khác

6

2%

Ý kiến khác:

Ý kiến Bầu chọn

Cách thức giải quyết xung đột

1

Có hay có dở

1

Ton tien sinh vien, lam sinh vien bi dong, di chep tai lieu de lam bai tieu luan

1

Phương thức áp dụng tín chỉ nên áp dụng linh hoạt hơn nữa

1

Rất tốn thời gian và công sức, trong khi cái thu được chỉ là những xấp bài

1

XIN MỜI CÁC BẠN TIẾP TỤC BẦU CHỌN:

CHÂN THÀNH CÁM ƠN BẠN ĐÃ THAM GIA BẦU CHỌN
VIỆC THĂM DÒ DƯ LUẬN VÀ KẾT QUẢ THĂM DÒ DƯ LUẬN TRÊN TRANG THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO KHÔNG MANG TÍNH CHẤT KẾT LUẬN CỦA BẤT KỲ CƠ QUAN, TỔ CHỨC NÀO – CIVILLAWINFOR
HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: