admin@phapluatdansu.edu.vn

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM bước vào những năm 2020

Where-there-is-a-way-withMartijn HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

“Tự chủ đại học” không phải là cụm từ mới xuất hiện gần đây, nhưng nội hàm của nó đang được thảo luận để xác định cụ thể. Mặc dù rất khác với quan niệm về “tự trị đại học” trong nền giáo dục miền Nam trước 1975 mà ưu điểm và thế mạnh hầu như không được thừa nhận và tiếp thu, một nền đại học tự chủ ít nhất cũng bao hàm ba phương diện: tự chủ về học thuật, tự chủ về nhân sự, tự chủ về tài chính. Nhưng căn cứ trên những ý kiến phát biểu công khai, thì có vẻ như tự chủ về tài chính lại là điều được quan tâm nhất, đặc biệt đối với những nhà quản lý. Trên thực tế, những người đứng đầu các trường đại học hiện nay hầu như có toàn quyền tuyển dụng nhân sự, chỉ có học phí và các khoản thu là còn bị khống chế bởi mức trần do cấp trên quy định.

Continue reading

Đi tìm những cử nhân đầu tiên của ĐẠI HỌC LUẬT ĐÔNG DƯƠNG

LÊ XUÂN PHÁN

Trường Luật Đông Dương là mô hình đào tạo cử nhân đầu tiên của giáo dục thời Pháp thuộc. Quá trình đi tìm những cái tên tốt nghiệp khóa đầu của trường sẽ hé lộ cho ta thấy mối quan tâm của Pháp tới đào tạo con người ở thuộc địa, sự đón nhận của người Việt với bậc giáo dục mới và quan trọng hơn là vai trò của nó trong việc tạo ra những con người góp phần xây dựng chính phủ mới sau này.

Continue reading

Mô hình nhà nước và CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

Where-there-is-a-way-withMartijn HUỲNH THẾ DU

Kể từ khi nhà nước ra đời, loài người vẫn đang mò mẫm về mô hình quản trị xã hội tối ưu. Thực tiễn cho thấy thu hút và tập hợp được những người tài năng quản trị quốc gia mới là chìa khóa chứ không phải là mô hình số đông (dân chủ) hay thiểu số cai trị (quả đầu). Làm thế nào để có được điều này vẫn là câu hỏi chưa có lời giải. Thế giới đang ở giai đoạn khủng hoảng về các học thuyết phát triển. Giờ đây rất ít ai có thể mạnh miệng nói về một mô hình nào đó là vượt trội. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là tham gia vào các vấn đề xã hội là một quyền con người cơ bản.

Continue reading

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐÔNG DƯƠNG

LÊ XUÂN PHÁN Cựu nghiên cứu sinh tại Đại học Lyon, Cộng hòa Pháp

Kỳ 1:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐÔNG DƯƠNG: 15 năm tỏa sáng ngắn ngủi


“Ta hãy tưởng tượng một diễn đài với những hàng nghế bọc nỉ xanh từ trên cao xuống thấp dần, trước mắt là một sân khấu rộng rãi với một cái bàn rộng lớn phủ nỉ xanh và một chiếc ghế bành đồ sộ, vị giáo sư mặc áo thụng đen, phía trước ngực đeo ngù đỏ và ba hàng băng lông thỏ trắng toát trịnh trọng diễn giảng. Sau lưng ông ta là bức tường hình vòng cung trên vẽ phong cảnh với hàng chữ lớn thiếp vàng tiếng La tinh có nghĩa là: “Đại học ban cho ta kiến thức, phẩm giá, hạnh phúc”. Riêng quang cảnh này cũng đã khiến cho các người nghe trở nên nghiêm nghị, cảm thấy mình đang dự một buổi lễ, không còn ý tưởng phá rối trật tự nữa. Khỏi cần nói là trong bầu không khí trang nghiêm ấy, kẻ diễn giảng dễ có cảm tưởng là mình đang thi hành một sứ mạng cao cả, còn sinh viên ngồi nghe có ảo tưởng là mình thuộc thành phần ưu tú của xã hội. Đây không phải là một xảo thuật của nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương nhằm nêu cao uy tín của nền đại học Pháp mà chỉ là một truyền thống của nền đại học ấy trước khi xảy ra phong trào cách mạng năm 1968”.1

Continue reading

NGHIÊN CỨU VỀ CHIM HÓT: Suy nghĩ về sự đa dạng của khoa học

KEVIN OMLAND, EVANGELINE ROSE & KARAN ODEM* (Nguyễn Trịnh Đôn dịch)

Tình hình nghiên cứu chim biết hót đưa ra chứng cứ mạnh mẽ cho việc người làm nghiên cứu là ai, từ đâu đến, và những trải nghiệm của họ có ảnh hưởng như thế nào đến công việc khoa học mà họ làm. Các nhóm nghiên cứu đa dạng hơn sẽ có thể đặt ra những câu hỏi cũng đa dạng hơn, tận dụng những phương pháp khác lạ hơn, và tìm cách xử lý vấn đề từ những góc độ rộng lớn hơn.

Continue reading

VĂN HÓA TRONG DÒNG CHẢY CỦA CẢM HỨNG VỀ LỢI NHUẬN

ĐỖ MINH TUẤN

Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đổi mới và hội nhập ở nước ta, đời sống văn hoá Việt Nam có nhiều biểu hiện mang tính suy đồi, nhất là thị trường văn hoá với bao nhiêu biểu hiện lố lăng, đồi truỵ, lai căng, phản nghệ thuật, phản đạo đức, phản dân tộc, phản nhân văn. Người ta dễ bằng lòng với việc đổ lỗi cho các phương tiện công nghệ, các mạng xã hội, các cơ hội tiếp xúc rộng rãi với thông tin và văn hoá có nguồn gốc phương Tây. Continue reading

HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI TỰ DO

 GIÁP VĂN DƯƠNG

Tôi cho rằng, mục tiêu của giáo dục là giúp cho người học vượt thoát khỏi những giới hạn do chính giáo dục mang lại. Học lại là hoạt động trọng tâm của giáo dục. Vì thế, câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “Học để làm gì?” sẽ là: Học để trở thành con người tự do, trong đó quan trọng nhất là tự do tư tưởng, tự do lựa chọn, tự do trở thành, tự do kiến tạo.

 Học để làm gì? Continue reading

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: Nguồn gốc và khái niệm

 JEAN-GUY VAILLANCOURT – Đại học Montreal, Canada

Trong bài viết này tôi sẽ cố gắng làm ba việc. Thứ nhất, tôi sẽ trình bày một cách ngắn gọn khái niệm phát triển bền vững, như đã được nêu ra ban đầu trong báo cáo Brundtland1. Sau đó tôi sẽ xem xét lịch sử và nguồn gốc của khái niệm phong phú và mơ hồ này. Trong phần thứ ba, tôi sẽ cố gắng chỉ ra rằng khái niệm phát triển bền vững này không chỉ hàm chứa một sự hòa giải đơn giản giữa kinh tế và sinh thái, giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Continue reading

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT THỎA ĐÁNG

BÙI TRỌNG LIỄU – Nguyên giáo sư đại học (Paris, Pháp)

Có những vấn đề trong giáo dục đại học tới nay chưa được giải quyết thỏa đáng, tuy nằm trong tầm tay, và không cần phương tiện tốn kém. Đó là trường hợp một số vấn đề nêu dưới đây.

I. Vấn đề nhà giáo đại học 

Vấn đề đội ngũ nhà giáo đại học là khởi thủy của nhiều vấn đề của nền giáo dục nói chung, bởi vì có thầy giỏi thì mới có trò giỏi, có một nền đại học tốt, thì mới có nền trung học tốt và nền tiểu học tốt, và trong đời sống hàng ngày của một xã hội, trong mọi guồng máy của một nước, con người hay hay dở cũng ở nhà trường mà ra. Không nên và không thể đặt vấn đề nhà giáo thấp hơn vấn đề xây cất trường sở hay vấn đề tuyển sinh. Nếu số sinh viên quá nhiều, mà số luợng nhà giáo không đủ (phải dạy quá tải) và chất lượng trình độ của nhà giáo không tương xứng (có thể nói như người xưa, là “ốc chưa mang nổi mình ốc, mà đòi mang gộc cho rêu”) thì bằng cấp chẳng còn giá trị gì nữa, dù có dán cho nó một nhãn hiệu thì nó vẫn cứ là đồ dỏm.

1. Trước tiên là một số người trong nước đã hiểu sai về vai trò của người giáo sư đại học (tôi gọi gộp trong từ “giáo sư”, cả cái gọi là phó giáo sư (PGS) mà tôi sẽ sẽ nói thêm dưới đây). Đây là một “chức vụ”, gắn liền với một cơ sở đại học, gồm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu và điều hành các công việc khoa học liên quan đến chuyên môn của một ngành, một bộ môn. Trong một xã hội trên đà phát triển, nhu cầu cần giải đáp, hoặc để dự đoán trước, các vấn đề nảy sinh, buộc phải có việc nghiên cứu và « đào tạo qua nghiên cứu ». Cũng vì thế mà người giáo sư đại học phải đồng thời là nhà nghiên cứu. Chức vụ là như vậy, nó gắn với nhu cầu của xã hội. Cho nên quan niệm giáo sư đại học như là một “hàm” hay một “danh hiệu” cao quí mà Nhà nước phong thưởng cho những cá nhân xuất sắc vì những công trình cá nhân của họ, là một quan niệm không có cơ sở khoa học, điều mà tôi đã phát biểu từ nhiều năm nay (1). Nếu tôi đề cập trước tiên đến loại nhà giáo này, là vì theo tôi, lẽ ra đây phải là đội ngũ nhà giáo cơ hữu duy nhất của đại học, cạnh đó còn có những nhà giáo khác như giảng viên, thỉnh giảng, vv. Vì giáo dục đại học mang tính đặc biệt như vậy, nên nhà giáo đại học không thể và không nên là những nhà giáo mà có người gọi là nhà giáo của “phổ thông cấp 4”. Tuy nhiên, vì thực tế đã để lại cho hiện tại một tình trạng trót như vậy rồi, nếu tiến hành cải tổ ngay từ bây giờ, thì cũng phải mấy chục năm nữa mới hoàn tất; nếu để chậm thì không biết đến bao giờ!

Continue reading

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP CỦA CHÚNG TA

GS. PHAN ĐÌNH DIỆUĐại học Quốc gia Hà nội

Sinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: “Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến  đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó[1]. Quả thực, mấy chục năm qua, dưới tác động của những tiến bộ vũ bão của khoa học và công nghệ, mà nổi bật là công nghệ thông tin, môi trường kinh tế và xã hội đang có những biến đổi căn bản, đang chuyển biến tới một môi trường kinh tế và xã hội về cơ bản là mới, mà ta bắt đầu gọi là kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Con người tạo ra môi trường đó, nhưng rồi đến lượt mình, chính sự phát triển khách quan của môi trường đó, với tất cả tính phức tạp, bất định và thường xuyên biến động của mình, lại đòi hỏi con người phải tự biến đổi để có được cách nhìn mới, cách nghĩ mới, nhiều năng lực trí tuệ mới khác về chất so với các năng lực cũ, nhằm giúp mình thích nghi với môi trường mới, có khả năng hành động linh hoạt trong cái phức tạp, bất định và thường xuyên biến động đó của môi trường mới.

I. Những chuyển biến hướng tới kinh tế và xã hội tri thức

1. Một môi trường đang thay đổi nhanh chóng

  Trong thế kỷ 20, khoa học và công nghệ đã liên tục phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu có ý nghĩa cách mạng trong khắp các lĩnh vực, và càng ngày càng dồn dập, để đi đến những thập niên cuối của thế kỷ góp phần chủ đạo tạo nên bước chuyển biến mới của nền kinh tế và xã hội trên phạm vi toàn thế giới.  Những thành tựu khoa học to lớn đó  đã cung cấp cho con người những nhận thức hoàn toàn mới về thế giới vật chất, về sự sống, và đặc biệt về chính hệ thống kinh tế và xã hội của loài người; đã làm cơ sở cho hàng loạt những phát minh công nghệ kỳ diệu đưa đến những cải tiến và đổi mới liên tục nền sản xuất của xã hội; và những cải cách cơ cấu tổ chức, phương thức quản lý, những phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường trong từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu.

Continue reading

TƯ DUY HỆ THỐNG VÀ ĐỔI MỚI TƯ DUY

 GS. PHAN ĐÌNH DIỆU – Đại học Quốc gia Hà Nội

I. Đổi mới tư duy – Một cách tiếp cận vấn đề

1. Vì sao cần đổi mới tư duy?

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, ta thường nói tới tầm quan trọng của “đổi mới tư duy, đặc biệt tư duy kinh tế”. Và quả thực, một số đổi mới bước đầu trong tư duy về kinh tế đã mang lại không ít những thay đổi cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Và nếu nhìn ở bình diện rộng hơn và cơ bản hơn, thì ta thấy trên khắp thế giới, yêu cầu có những tư duy đổi mới đã được đặt ra từ đầu thế kỷ 20, khởi đầu từ trong các nhận thức khoa học, rồi dần lan tỏa sang các lĩnh vực hoạt động thực tiễn của kinh tế, chính trị, xã hội, mỗi ngày một rõ ràng và sâu sắc hơn. Đặc biệt là vào những thập niên cuối của thế kỷ 20, khi cuộc sống kinh tế và xã hội trong nhiều quốc gia và trên toàn cầu có những biến động to lớn, dồn dập, thường vượt qua ngoài mọi dự đoán, thì những cách tư duy cũ có tính máy móc, quy giản theo những mô hình tất định sơ lược đã chứng tỏ là bất cập trong việc nhận thức, lý giải và hướng dẫn hành động trong một thế giới phức tạp, phong phú và đa dạng như thế giới hiện nay. Và vì vậy, để tiếp tục tồn tại và phát triển, con người phải có những cách nhìn mới, cách nghĩ mới, và từ đó có những cách hiểu mới, cách xử sự mới đối với môi trường thiên nhiên, và với môi trường kinh tế xã hội đang có nhiều biến chuyển mới.

Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là: vậy tư duy cũ là những cách tư duy nào mà ta bảo là không còn thích hợp và cần phải đổi mới; và tư duy mới là những cách tư duy nào mà ta cần được trang bị cho nhận thức của mình, vì sao chúng lại thích hợp hơn đối với yêu cầu hiểu biết và hành ộng của chúng ta trong môi trường thế giới hiện nay? Tôi e rằng khó mà có câu trả lời rành mạch và đầy đủ cho vấn đề cơ bản đó. Lịch sử phát triển tư duy là lịch sử của một quá trình tiến hoá, cái cũ không bao giờ bị phủ định hoàn toàn mà được gạn lọc để tiếp tục có tác dụng những vị trí thích hợp trong cái mới, và cái mới nhiều khi đã có mầm mống từ trong cái cũ và được tái tạo, phát huy sức mạnh mới trong những điều kiện mới. Nói đổi mới tư duy không có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn một tư duy cũ nào đó và thay thế hoàn toàn bằng một tư duy mới đối lập nào đó.

Continue reading

NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA

Ji6-pveW_400x400 PHẠM PHƯƠNG CHI

Người trí thức là lương tâm, lương tri của dân tộc

Người trí thức chân chính phải ý thức về vai trò của họ như là lương tâm, lương tri của dân tộc. Không phải ai làm việc với chữ nghĩa, sách vở và với tư tưởng đều là trí thức. Trái lại, người trí thức chân chính không chỉ thụ hưởng và tận dụng các điều kiện vật chất, truyền thống tri thức và văn hóa sẵn có của dân tộc đó. Quan trọng hơn, họ còn phải làm cho dân tộc đó thay đổi và vận động theo hướng văn minh một cách toàn diện. Đó không chỉ là sự văn minh về điều kiện vật chất; quan trọng hơn, đó là văn minh trong văn hóa – quy tắc và truyền thống ứng xử và tư duy – làm sao để diện mạo, tri thức, khả năng và tư tưởng của mọi công dân hay mọi cá thể được tôn trọng và phát huy tối đa và toàn diện.

Vai trò là lương tâm, lương tri của dân tộc này đúng với trí thức làm việc ở các ngành nghề khác nhau và đặc biệt đúng với những người nghiên cứu trong ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Khoa học xã hội và nhân văn là công cụ thiết yếu để xây dựng tinh thần và tư tưởng của công dân theo hướng nhằm đảm bảo tính thống nhất và bản sắc riêng biệt của một quốc gia – dân tộc.

Đặc biệt, sự gắn bó có lương tri và đầy trách nhiệm của các nhà khoa học với các vấn đề của dân tộc là con đường chiến lược để Việt Nam có hệ tư tưởng và phát triển bản sắc dân tộc theo hướng có thể đối thoại với thế giới và có đóng góp vào hệ tư tưởng nhân loại, hóa giải định kiến cho rằng Việt Nam chỉ là nước theo sau, tiếp thu hay lặp lại tri thức và các mô hình xã hội, văn hóa, kinh tế của thế giới.

Phản biện là phẩm chất quan trọng nhất

Continue reading

TRÍ THỨC VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA XÃ HỘI

GS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Khái niệm “trí thức” xuất phát từ vụ án Dreyfus nổi tiếng ở Pháp cách đây hơn một thế kỷ (1894-1906), trong đó sĩ quan Dreyfus bị kết án phản quốc bằng các chứng cứ giả.

Dreyfus được những người có tư tưởng tiến bộ, tiêu biểu như Emile Zola, Anatole France, George Clémenceau tập hợp thành lực lượng đông đảo đấu tranh đòi lại công lý cho ông ta, chống lại sự vùi dập, xuyên tạc sự thật, lừa dối công chúng của những kẻ nắm quyền hành. Cuối cùng, Dreyfus được trắng án và khôi phục danh dự sau 12 năm. Từ sau vụ án Dreyfus, đã không ít lần tương tự các nhà trí thức tập hợp lại với nhau để đưa ra các “tuyên ngôn của trí thức” về các vấn đề nóng bỏng của xã hội. Các tuyên ngôn đó nói chung có tính chất tiến bộ và khai sáng. Một ví dụ gần đây là “Tuyên ngôn của các trí thức Tunisia” vào năm 2012, chống lại các xu hướng nguy hiểm có nguy cơ xảy ra ở Tunisia như là chủ nghĩa dân tộc cực đoan và tôn giáo hoá chính quyền.
Có những người dùng từ “trí thức” theo nghĩa hạn hẹp, khắt khe, coi rằng người trí thức phải là nhà tư tưởng lớn tiên phong với những tác phẩm triết lý lớn để đời. Khi giáo sư sử học James Kloppenberg ở Harvard gọi Barack Obama là “nhà trí thức thực sự, Tổng thống triết gia” thì bị một học giả nổi tiếng khác là giáo sư quan hệ quốc tế Barry Rubin ở Israel phản đối dữ dội. Lý do mà Rubin đưa ra là Obama không thật uyên thâm về lịch sử, triết học hay luật pháp, không viết được công trình lý thuyết lớn nào như là những bậc tiền bối John Adams, Thomas Jefferson và James Davidson. Nếu hiểu kiểu khắt khe như vậy thì số lượng người trí thức rất ít và không tạo thành một tầng lớp trong xã hội.

Để tránh cãi nhau một cách vô ích xem “ai là trí thức”, chúng ta có thể coi khái niệm “trí thức” là một khái niệm tương đối, thay vì tuyệt đối, tương tự như “giàu” và “nghèo” là những khái niệm tương đối. Như vậy, một người có thể là trí thức trong mắt người này nhưng chưa đạt mức trí thức trong mắt người khác.
Chúng ta cũng có thể coi những người có mức độ trí thức cao thì tạo thành tầng lớp trí thức ưu tú trong xã hội. Theo nhà kinh tế Friedrich August von Hayek (1899-1992), tầng lớp trí thức không chỉ gồm những nhà tư tưởng tiên phong, mà còn là tầng lớp trung gian giữa các nhà tư tưởng tiên phong và đại chúng, với vai trò “dẫn dắt đại chúng”, truyền đạt lại các tri thức, giác ngộ từ những nhà tiên phong đến đại chúng.


Sĩ quan Alfred Dreyfus bị kết án phản quốc bằng các chứng cứ giả.


Nhà văn Pháp Emile Zola cũng đấu tranh đòi công lý cho Alfred Dreyfus. Sự việc này đã được đưa vào bộ phim “Cuộc đời Emile Zola” (năm 1937). Ảnh: Cảnh nhà văn Emile Zola lên tiếng trong phiên tòa xử Dreyfus.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: