Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM: Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam

Advertisements

PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH & TS. NGUYỄN BÍCH THẢO – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Khái quát sự phát triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trên thế giới

Trong mối tương quan giữa các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng thì người tiêu dùng luôn luôn ở vị thế yếu hơn. Nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm là các thương nhân có kinh nghiệm và luôn nắm giữ thông tin đầy đủ hơn về sản phẩm so với người tiêu dùng. Trong khi đó, người tiêu dùng là chủ thể trực tiếp sử dụng hàng hóa phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với nguy cơ mất an toàn và bị thiệt hại do hàng hóa kém chất lượng hoặc có khuyết tật gây ra. Xã hội càng phát triển, nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng – bên yếu thế càng được đặt ra cấp thiết.

Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là công cụ pháp lý quan trọng đáp ứng đòi hỏi này. Trong quá trình hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này, các quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm đã ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng một cách đầy đủ và hữu hiệu hơn trong xã hội hiện đại. Luật trách nhiệm sản phẩm (product liability) xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ khoảng giữa thế kỷ XX, sau đó được tiếp nhận bởi các quốc gia ở Liên minh Châu Âu, ở Châu Á (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á).

Sự phát triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm đã trải qua nhiều giai đoạn với xu hướng ngày càng mở rộng phạm vi trách nhiệm của các nhà sản xuất. Trong thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, khi sản xuất công nghiệp còn thô sơ, bên mua và bên bán thường ở cùng một khu vực, nhiều khi là quen biết nhau. Bên bán thường đồng thời là thợ thủ công trực tiếp làm ra sản phẩm. Việc mua bán diễn ra dưới hình thức hai bên trực tiếp gặp gỡ, thương lượng với vị thế tương đối bình đẳng. Các sản phẩm được mua bán, trao đổi thời kỳ đó cũng tương đối đơn giản và người mua có thể dễ dàng kiểm tra, đánh giá chất lượng…


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Tạp chí Khoa học – Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Vol 36 No 3. 2020

Trích dẫn từ: https://js.vnu.edu.vn/LS/issue/view/564

Exit mobile version