admin@phapluatdansu.edu.vn

HỘI THẨM NHÂN DÂN: Có cần tham gia xét xử ở cấp sơ thẩm dân sự?

istockphoto-958738012-170667a (1)Alain GUILLOU – Phó Chánh án, Toà Sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris, Cộng hòa Pháp

Đây thực sự là vấn đề phức tạp. Việc có sự tham gia trực tiếp của người dân, hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử vừa có những ưu điểm, vừa có những nhược điểm.

Trước tiên, tôi sẽ trình bày về những ưu điểm và nhược điểm của chế định hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử. Sau đó, tôi sẽ trình bày về quan điểm của Việt Nam thể hiện trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (Bộ luật TTDS) và về cơ cấu tổ chức liên quan đến chế định hội thẩm nhân dân ở Pháp.

Chế định hội thẩm nhân dân tham gia xét xử có những ưu điểm gì ? Xét trên bình diện tổng thể, điều đó thể hiện một bước tiến lớn trong nền dân chủ. Dưới góc độ cụ thể hơn, sự tham gia của hội thẩm nhân dân làm cho hoạt động xét xử gần với người dân hơn, người dân được tham gia vào quá trình ra bản án, quyết định của tòa án. Đây là một điều hết sức cơ bản, bởi lẽ một quyết định được ban hành ra mà được người dân chấp nhận thì quyết định đó sẽ được đảm bảo thi hành tốt. Điều đó cũng cho phép củng cố thêm hiệu lực của quyết định. Tôi lấy ví dụ của Tòa đại hình của Pháp, trong thành phần hội đồng xét xử có 9 bồi thẩm viên nhân dân và 3 thẩm phán chuyên nghiệp, tổng số có 12 thành viên. Trong một thời gian rất dài, theo quy định của pháp luật Pháp, 9 bồi thẩm viên trong thành phần xét xử có thẩm quyền xem xét, đánh giá về tình tiết, nội dung vụ việc và đưa ra kết luận về vụ ciệc, phán quyết bị cáo có tội hay không có tội (3 thành viên còn lại là những thẩm phán chuyên nghiệp, chỉ có nhiệm vụ áp dụng pháp luật, dựa trên cơ sở phán quyết của bồi thẩm đoàn để quyết định hình phạt hoặc quyết định bị cáo trắng án). Các bên không có quyền kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định buộc tội của đoàn bồi thẩm. Bởi lẽ người ta cho rằng bồi thẩm đoàn là đại diện cho nhân dân, mà quyết định của nhân dân thì không bao giờ sai lầm. Tất nhiên, mô hình tổ chức này ngày nay không còn được áp dụng nữa, nhưng điều đó cũng cho thấy rằng đã có những thời kỳ Pháp rất coi trọng sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xét xử, cho dù là trong lĩnh vực hình sự.

Ngoài ra, sự tham gia của hội thẩm nhân dân cũng làm tăng thêm chất lượng của quyết định, bản án được ban hành, đặc biệt là trong các lĩnh vực chuyên sâu. Đối với các lĩnh vực này, trong thành phần hội đồng xét xử có sự tham gia của những hội thẩm nhân dân là những chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.

Bên cạnh những lợi ích vừa kể trên, sự tham gia của hội thẩm nhân dân vào hội đồng xét xử cũng có những nhược điểm. Thứ nhất, pháp luật ngày càng trở nên phức tạp, phân thành những lĩnh vực chuyên sâu cả về quy phạm nội dung cũng như quy phạm tố tụng. Để tham gia xét xử, đòi hỏi phải nắm vững kiến thức pháp lý và có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động xét xử, chứ không chỉ có một khái niệm chung chung về cái đúng, cái sai, cái tốt, cái không tốt. Về điểm này, pháp luật Pháp có quy định là không được xét xử theo tình, khi mà việc xét xử theo tình trái với các quy định của pháp luật. Tất nhiên, nếu xét xử vừa đảm bảo hợp lý, vừa đảm bảo hợp tình là điều lý tưởng, nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng đạt được điều đó.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Hội thảo “Pháp luật tố tụng dân sự”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, ngày 09 – 011/10/2000.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading