admin@phapluatdansu.edu.vn

TOÀN CẦU HÓA: Nới lỏng pháp luật hay xây dựng các quy định mới về kinh tế?

covid JEAN MOREL – Trợ lý Giám đốc Ban cạnh tranh (DGCCRF), Bộ Tài chính Pháp

1. Luật thương mại quốc tế và sự phát triển của luật thương mại quốc tế

Hoạt động trao đổi quốc tế các loại hàng hoá công nghiệp chịu sự điều chỉnh của các luật chơi quốc tế từ một nửa thế kỷ nay, trước hết là các quy định của GATT, sau đó là các quy định của WTO. Các "luật chơi" này không thuần thuý là một khung pháp lý mà là một "tho thun chung", một "mt bng" để thúc đẩy tự do hoá dần dần nền thương mại thế giới.

Mục đích là đẩy mạnh sự phát triển kinh tế thông qua các trao đổi thương mại. Để đạt được mục đích đó, tháo dỡ các cơ chế bảo hộ ở "biên gii" trở thành một biện pháp chủ chốt.

Quá trình toàn cầu hoá làm phát triển các chính sách kinh tế, đồng thời phát triển các quy định được áp dụng để khuyến khích hoặc hạn chế trao đổi kinh tế. Ngoài các hàng rào thuế quan, có nguồn gốc lịch sử từ việc bảo vệ thị trường trong nước, mọi biện pháp nhằm hạn chế về mặt số lượng trao đổi thương mại giữa các nước cũng là chủ đề rất hay được đàm phán.

Tóm lại, tôi cho rằng phải thường xuyên "đ thêm du vào các c máy" của nền thương mại quốc tế. Ngày nay cũng vậy, ngay cả khi sự phát triển nhanh chóng của quá trình toàn cầu hoá – là một trong những nguyên nhân của sự xuất hiện nhiều thị trường mới nổi trội – đôi khi làm cho chính những người muốn tận dụng nó lo sợ.

Một số người sợ rằng hoạt động thương mại quốc tế do WTO kiểm soát, từ nay trở đi, chủ yếu liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp. Trong khi đó, tất cả hàng hoá cơ bản, như nguyên liệu, lại là những hàng hoá mà các nước đang gặp trở ngại trong quá trình xin tham gia thị trường thế giới, rất quan tâm.

Đây không phải là một vấn đề có tính quy tắc mà là một vấn đề có tính quy phạm cần phải kiểm tra và thống nhất các quy định pháp luật có liên quan – đây cũng là nhiệm vụ của WTO.

Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá kéo theo hệ quả là sự phát triển của thương mại quốc tế không chỉ nhằm xoá bỏ các "tr ngi biên gii" mà cả các "tr ngi sau biên gii", dù là các trở ngại về mặt kỹ thuật (môi trường, bảo vệ người tiêu dùng), hay về mặt tài chính (các biện pháp tài trợ có thể làm mất cân đối các luồng trao đổi) hoặc các trở ngại liên quan đến các quy định về nguồn gốc của hàng hoá.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Hội thảo "Nhng thách thc v phương din pháp lý trước quá trình toàn cu hóa". Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, ngày 02 – 04/10/2000.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d