PIERRE ALBERTINI – Giảng viên Đại học Rouen, Nghị sĩ tỉnh Seine-Maritime, Cộng hòa Pháp
Pháp điển hóa, “tham vọng từ lâu của loài người”, liệu có phải là một cố gắng thường trực của người Pháp, có khuynh hướng phân loại, sắp xếp, hệ thống hóa các quy tắc điều chỉnh xã hội? Chúng ta chắc là có thể tin vào điều đó khi bằng việc bằng lòng với mong muốn của nhà lập pháp vốn dĩ, ngay từ 16 tháng 8 năm 1790, đã nêu lên sự cần thiết phải có một “Bộ luật chung của các đạo luật, đơn giản, rõ ràng và phù hợp với Hiến pháp”. Nhưng sự đa dạng của các ý kiến của học thuyết đã chỉ ra rằng vấn đề này ít nhất là cũng đáng được đặt ra. Bởi vì nếu như chúng ta dễ dàng nhất trí về định nghĩa chung của pháp điển hóa, ngược lại các phương tiện và công dụng của hoạt động ngày hôm nay tạo ra những đánh giá khác nhau, những sự đánh giá này may mắn chứng kiến sự hão huyền của “cái đúng đắn về mặt pháp lý”.
Giữa việc sưu tập đơn giản là tập hợp, theo thứ tự thời gian hoặc theo chủ đề, các văn bản nằm rải rác và công trình nền tảng lớn mà vẫn được nhiều luật gia giữ hoài niệm về chúng kể từ Bộ luật Dân sự trở đi, pháp điển hóa được gọi là không làm thay đổi nội dung của văn bản là một kỹ thuật trung gian. Được thực hiện từ 1948 và được làm lại vào năm 1989, pháp điển hóa chưa bao giờ có tham vọng cải cách luật, mà là, khiêm tốn hơn, đặt luật trong trật tự, trong một sự trình bày vừa hợp lý vừa được cập nhật. Chính trong các mối quan hệ của pháp điển hóa với công việc của Nghị viện mà pháp điển sẽ được xem xét chủ yếu ở bài viết này. Trong việc soạn thảo luật, bằng cách nào và trong những điều kiện nào pháp điển hóa không làm thay đổi nội dung văn bản có thể làm cho sự tiếp cận luật và sự áp dụng luật trở nên dễ dàng hơn?
Vượt ra ngoài những tuyển tập vốn đã trở thành chuyên môn của một số nhà biên tập, pháp điển hóa không làm thay đổi nội dung văn bản nhằm sắp xếp, mà không quay trở lại về mặt nội dung, các văn bản lập pháp và lập quy vốn điều chỉnh một phạm vi ít nhiều mở rộng. Với sự tồn tại lâu đời, sự dồi dào, tính không thuần nhất của các quy phạm, việc thực hiện công việc này gặp khó khăn ớ các mức độ khác nhau. Nhưng công việc này luôn bao hàm việc định nghĩa một chu vi (đối tượng của bộ pháp điển) et sự lựa chọn một nguyên tắc sắp xếp (bố cục của bộ pháp điển). Các thao tác này không bao giờ trung tính : phạm vi của một bộ pháp điển cũng như không kiến trúc của nó không được đặt ra với một sự hiển nhiên thầm lặng. Ngoài ra, một khi các vấn đề sơ bộ này đã được giải quyết, thủ tục sẽ đòi hỏi tiếp sau đó sự kiểm tra đầy đủ các quy tắc đang tồn tại và sự loại bỏ các mâu thuẫn vốn dĩ làm suy mòn các quy tắc này. Điều đó có nghĩa là sự thành công của một bộ pháp điển phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và sự phù hợp của công việc này vốn không có gì là cơ học và luôn để cho các tác giả của nó một lề đánh giá mà họ có thể sử dụng một cách ít nhiều có sức thuyết phục.
…
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: Hội thảo “Tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, 16-17/4/2008
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp.
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT, Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài, Xã hội, nhà nước và pháp luật Việt Nam |
Leave a Reply