Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI do hành vi vi phạm pháp luật cạnh gây ra tại Việt Nam

Advertisements

TRẦN ANH TÚ & TRỊNH VĂN HƯNG – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tại Việt Nam hiện nay, việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra được Luật Cạnh tranh (2018) dẫn chiếu tới các quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Về nguyên tắc, mọi tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều có quyền khởi kiện để yêu cầu bên có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho mình. Tuy nhiên, khung pháp lý về giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế như: Quy trình giải quyết không rõ ràng, đồng bộ gây khó khăn cho thiết chế có thẩm quyền khi xử lý; thiếu các đảm bảo cần thiết cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại khi thực hiện tố quyền; các quy định không phù hợp với tính chất đặc thù của thiệt hại trong cạnh tranh,…

Ngày 10/3/2020, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ kiện “tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Grab (Grab). Với quyết định giữ nguyên kết quả của bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm mà Tòa án Nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra đã khép lại vụ tranh chấp kéo dài hơn hai năm với không ít sự quan tâm của dư luận xã hội nhưng lại không nhận được sự đồng tình của tất cả các bên liên quan, từ nguyên đơn tới bị đơn và kể cả Viện Kiểm sát Nhân dân (hai cấp). Xét về bản chất, vụ tranh chấp giữa Vinasun và Grab là tranh chấp phát sinh từ quan hệ cạnh tranh và sự “bối rối” của các cơ quan tố tụng trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn đã phản ánh rất rõ những bất cập trong các quy định pháp luật hiện nay về bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra.

Việc hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm tạo ra một cơ chế pháp lý thích hợp, hiệu quả để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, bởi lẽ cùng với sự gia tăng của các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trên thị trường, những yêu cầu như vậy trong thời gian tới sẽ diễn ra ngày càng nhiều, đồng thời còn nhằm đảm bảo cho chúng ta có thể thực thi tốt các nội dung đã cam kết về chính sách sách và pháp luật cạnh tranh trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và tham gia trong thời gian qua.

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Tạp chí  Khoa học – Luật học, Vol. 37, No.1, 2021, Tr. 51-58

Trích dẫn từ:  https://js.vnu.edu.vn/LS/article/view/4347/3938

Exit mobile version