admin@phapluatdansu.edu.vn

VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA Trọng tài Thương mại tại Việt Nam

Factual-witnesses-commercial-arbitrationTS.LS. PHẠM LIÊM CHÍNH – Văn phòng Luật sư Chính và Cộng sự

Các bên trong tranh chấp thương mại (quốc tế) thường nhờ đến trọng tài, công lý tư để giải quyết tranh chấp giữa họ vì tính ưu việt của trọng tài so với công lý công – tòa án nhà nước, bởi trọng tài:

(i) Là công lý tư, phù hợp với quan hệ thương mại (quốc tế),

(ii) Là tố tụng cho phép các bên được tự do lựa chọn trọng tài,

(iii) Bảo đảm sự nhanh chóng, và

(iv) Bảo đảm sự kín đáo.

Việt Nam đã phát triển trọng tài thương mại nội địa và quốc tế từ đầu những năm 1960 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của mình.

Nhằm thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế và hội nhập của mình vào nền kinh tế thế giới, trong những năm qua Việt Nam đã nỗ lực xây dựng một khung pháp luật tương đối hoàn chỉnh trong lĩnh vực kinh doanh trong đó có thương mại và đầu tư nước ngoài.

Khung pháp luật này đã được hoàn thiện thêm một bước bởi sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại ngày 25/2/2003.

Cũng trong lĩnh vực trọng tài, Việt Nam trước đó đã ban hành Pháp lệnh ngày 14/9/1995 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể hóa việc Việt Nam tham gia Công ước New -York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.

Với hai văn bản quan trọng này, Việt Nam đã tạo ra một khung pháp lý cần thiết để trọng tài có thể phát triển và góp phần giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là các tranh chấp thương mại quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Hội thảo của Hiệp hội “Luật và Thương mại” Cộng Hòa Pháp, Ngày 3 tháng 11 năm 2003, Nhà Pháp luật Việt – Pháp, Hà Nội, Việt Nam

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading