I. Giới thiệu chung về hợp đồng mua bán bất động sản
Hợp đồng mua bán bất động sản là hợp đồng mua bán tài sản. Theo quy định tại Điều 1582, Bộ luật Dân sự (Pháp), hợp đồng mua bán tài sản là thoả thuận giữa các bên, theo đó một bên cam kết giao tài sản còn một bên cam kết trả tiền mua tài sản đó.
Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ có đền bù được ký kết trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng được coi như đã ký kết, quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển từ người bán sang người mua khi hai bên đã đạt được thoả thuận với nhau về tài sản là đối tượng của hợp đồng và về giá cả. Hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản hoặc ký kết bằng một hình thức khác. Hợp đồng được ký kết bằng văn bản chủ yếu là để làm chứng cứ hơn là vì hiệu lực của hợp đồng.
Đối với hợp đồng mua bán bất động sản, yếu tố thoả thuận là yếu tố ít có ý nghĩa, vì hợp đồng được ký kết theo một thủ tục được quy định chặt chẽ. Hợp đồng mua bán kéo theo một sự chuyển giao ngay quyền sở hữu từ người bán sang người mua. Điều này cũng ngày càng trở nên mang tính lý thuyết đối với hợp đồng mua bán bất động sản, vì thực tế, việc mua bán bất động sản được thực hiện trong một thời gian dài, cần có thời gian để thương lượng nội dung hợp đồng, xác minh, kiểm tra tài sản, công bố văn bản hợp đồng, dẫn đến việc mua bán bất động sản phải tiến hành trong một quá trình kéo dài, phức tạp.
Đối tượng của hợp đồng là yếu tố quan trọng để xác định chế độ pháp lý áp dụng cho giao dịch. Việc mua bán các tài sản khác nhau thì có chế độ pháp lý áp dụng khác nhau, thủ tục mua bán một động sản không giống thủ tục mua bán một bất động sản.
Hợp đồng mua bán bất động sản tất nhiên có đối tượng là một bất động sản. Bất động sản là một tài sản hữu hình, không thể di dời được. Do vậy, việc giao vật, việc hoàn trả vật trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, tính công khai của giao dịch được bảo đảm một cách dễ dàng. Cũng cùng những lý do đó, việc dùng một bất động sản để thế chấp khi vay tiền là một biện pháp bảo đảm rất đáng tin cậy đối với người cho vay.
…
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: Hội thảo "Vai trò của các nghề tư pháp bổ trợ trong Nhà nước pháp quyền"
<
p align=”left”>Nhà Pháp luật Việt – Pháp. TP.HCM, 1999.