admin@phapluatdansu.edu.vn

KỶ YẾU HỘI THẢO Việt–Pháp năm 2002 về sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 1995

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ - THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰTrích …

Ông Alain LacabaratsChánh tòa, Tòa Phúc thẩm Paris

Tôi có 3 nhận xét như sau:

Tôi có thể hiểu được những khó khăn hiện nay của Việt Nam. Nhận xét thứ nhất là, phải xem xét lại hệ thống lý luận về các ngành luật.

Nhận xét thứ hai trùng hợp với ý kiến của một vị đại biểu lúc nãy, nghĩa là phải tìm kiếm một sự dung hoà giữa Bộ luật dân sự với các luật chuyên ngành. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng ở Việt Nam, tồn tại một Luật Hôn nhân và Gia đình riêng biệt với Bộ luật Dân sự. Tôi cho rằng các quy định về hôn nhân, gia đình là các quy định cơ bản đến mức phải nằm trong Bộ luật dân sự. Có thể các bạn có lý do để làm như vậy, nhưng dù sao là một luật gia Pháp, tôi vẫn rất ngạc nhiên khi thấy các bạn có luật riêng về lĩnh vực này.

Nhận xét cuối cùng của tôi liên quan đến một ý kiến được phát biểu lúc nãy là ở Việt Nam, thẩm phán không có quyền giải thích pháp luật. Điều 408 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định các nguyên tắc giải thích hợp đồng và theo tôi, thẩm phán phải áp dụng các nguyên tắc này. Tôi nghĩ rằng thẩm phán không thể áp dụng pháp luật mà không giải thích nó, vì khi đọc bất cứ một văn bản pháp luật nào, chúng ta cũng đều nhận thấy rằng không thể áp dụng văn bản đó một cách cơ học mà không có giải thích. Luôn luôn có một phần cần phải giải thích và đó chính là trách nhiệm của thẩm phán. Tất nhiên, việc giải thích pháp luật cũng phải có giới hạn vì không thể lấy cớ là giải thích pháp luật để bóp méo một văn bản pháp luật nào đó. Tóm lại, tôi cho rằng không thể áp đặt thẩm phán áp dụng pháp luật một cách thuần túy mà không có quyền giải thích pháp luật.


TRA CỨU TOÀN VĂN KỶ YẾU TẠI ĐÂY


SOURCE: Nhà Pháp luật Việt – Pháp

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d