admin@phapluatdansu.edu.vn

MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở CỘNG HÒA PHÁP: So sánh với dự thảo Luật năm 2008 của Việt Nam

NICOLAS MONACHON DUCHENE – Phó Chánh án Tòa Phúc thẩm Rennes

1. Chủ thế thi hành án

Tôi xin trình bày về các cơ quan cưỡng chế thi hành án. Phần này được chia thành hai phần nhỏ. Đầu tiên tôi sẽ nói về người được thi hành án, người phải thi hành án và người thứ ba liên quan đến thi hành án. Sau đó tôi sẽ nói về cơ quan công tố, thừa phát lại, Nhà nước và thẩm phán thi hành án. Bản thân tôi cũng là một thẩm phán thi hành án từ khi nước Pháp tiến hành cải cách công tác thi hành án dân sự.

Theo định nghĩa truyền thống, người được thi hành án là người được hưởng lợi từ việc thực hiện một nghĩa vụ (nghĩa vụ trả tiền, nghĩa vụ thực hiện một công việc, hay nghĩa vụ không được thực hiện một công việc…). Người phải thi hành án là người phải thực hiện một nghĩa vụ. Và người thứ ba liên quan là người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Điểm khác biệt trong quy định giữa hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật của Pháp là trong hệ thống pháp luật của chúng tôi, người được thi hành án là trung tâm của quy định pháp luật. Ngay điều đầu tiên của Luật về đổi mới thủ tục dân sự trong thi hành án của Pháp đã nêu quy định là người được thi hành án có quyền yêu cầu người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ của anh ta. Về nguyên tắc, người được thi hành án và người phải thi hành án có thể thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành án. Tôi xin lấy một ví dụ: có một người khách hàng thuê bao dịch vụ điện thoại di động đã kiện nhà cung ứng dịch vụ điện thoại và Tòa án ra phán quyết buộc nhà cung ứng phải trả cho người khách hàng này một khoản tiền. Nhà cung ứng này có thể trả trực tiếp khoản tiền này cho khách hàng mà không cần thông qua một cơ quan thi hành án. Tôi thấy rằng Nhà nước Việt Nam cũng khuyến khích việc thi hành án tự nguyện.

Điểm khác biệt đầu tiên giữa Dự thảo luật của Việt Nam và Luật của Pháp nằm ở chỗ theo quy định của Pháp, chỉ người được thi hành án mới có thẩm quyền yêu cầu thi hành án, anh ta là người quyết định có thi hành bản án hay không. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là cơ quan công tố có quyền yêu cầu thi hành án trong trường hợp bản án liên quan đến hộ tịch, đăng ký hộ tịch chẳng hạn như vấn đề thay đổi tên của một người. Nguyên tắc tiếp theo là người được thi hành án có toàn quyền lựa chọn biện pháp bảo đảm thi hành án. Anh ta hoàn toàn toàn tự do trong việc lựa chọ biện pháp thi hành án mà anh ta mong muốn sử dụng để cưỡng chế người phải thi hành án thi hành nghĩa vụ của mình. Chẳng hạn khi một người nợ tôi một khoản tiền, tôi là người duy nhất có quyền lựa chọn một biện pháp thi hành án và biện pháp này có thể là kê biên đối với lương, ô tô hay tài khoản của người phải thi hành án. Ở Việt Nam lại khác vì Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành một biện pháp nào đó.

TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Kỷ yếu Hội thảo “Dự thảo Luật Thi hành án dân sự”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội. 24-25/9/2008

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading