GS. CLAUDE BRENNER – Đại học Panthéon-Assas (Paris II)
Dẫn đề
Mới đây, nước Pháp đã tiến hành đổi mới mô hình tổ chức thi hành án dân sự. Sau một thời gian áp dụng trên thực tế, các quy định mới đã tỏ ra thực sự hiệu quả.
Ban đầu, với Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp năm 1806, các nhà lập pháp Pháp đã tỏ ra thiếu dứt khoát: Thủ tục thi hành án áp dụng trong thời kỳ này chủ yếu lặp lại những quy định của chế độ cũ.
Ngoài ra, trước sự phát triển của các động sản vô hình trong các trao đổi kinh tế, thủ tục này tỏ ra không còn phù hợp với các nhu cầu mới. Trước tình hình đó, án lệ đã rất nỗ lực để hiện đại hóa công tác thi hành án. Tuy nhiên, tiếc rằng những nỗ lực cải cách này chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Trong lĩnh vực thi hành án đối với động sản, nước Pháp đã tiến hành nhiều cuộc cải cách quan trọng, trong đó, đặc biệt phải kể đến Đạo luật năm 1895 quy định việc kê biên thù lao mà người sử dụng lao động phải trả cho người phải thi hành án (Đạo luật này đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần sau đó); và Đạo luật năm 1955 theo đó chủ nợ được phép tiến hành biện pháp bảo toàn tài sản khi chưa có văn bản có hiệu lực cưỡng chế thi hành án nếu có chứng cứ về khoản nợ và chứng minh được rủi ro trong việc thu hồi khoản nợ đó. Tuy nhiên, các cải cách này vẫn chưa đem lại kết quả như mong đợi. Vì vậy, đội ngũ các giảng viên đại học và các nhà hoạt động thực tiễn đã đề xuất một cuộc cải cách tổng thể. Cuộc cải cách này sau đó đã được cụ thể hóa bằng Đạo luật ngày 9-71991 và Nghị định ngày 31-7-1992. Bằng việc đưa ra các nguyên tắc chung và quy định những thủ tục thi hành án mới đối với động sản, các văn bản này đã thể hiện tinh thần đổi mới toàn diện đối với pháp luật về cưỡng chế thi hành án đối với động sản.
Điều đáng tiếc, cuộc cải cách năm 1991 và 1992 đã không đề cập đến vấn đề kê biên bất động sản và thứ tự ưu tiên của các chủ nợ khi bán bất động sản, mặc dù vào thời điểm tiến hành cuộc cải cách, nhiều đề xuất cải cách mới đã được đặt ra, song cuối cùng, người ta vẫn quyết định giữ lại thủ tục kê biên bất động sản cũ. Từ khi ban hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 1806 đến nay, thủ tục này đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, trong đó đặc biệt phải kể đến Đạo luật năm 1841, Sắc luật năm 1938 và mới đây là Đạo luật ngày 23-1-1998 và ngày 29-7-1998. Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải hiện đại hóa quy định trong lĩnh vực này nhằm đơn giản hóa thủ tục và tăng cường hiệu quả áp dụng thực tế. Nhận thức được điều này, Nghị viện đã đồng ý để Chính phủ xây dựng một Pháp lệnh mới. Trong thời gian tới, Pháp lệnh sẽ được thông qua.
Tóm lại, thông qua các cuộc cải cách đã hoặc đang được tiến hành, nước Pháp đã xây dựng được cho mình một khung pháp luật về thi hành án dân sự hiện đại, kết hợp được các nguyên tắc chung và đồng thời giải quyết được các vấn đề mới nảy sinh trong tình hình mới. Rất có thể, trong tương lai không xa, tất cả các quy định này sẽ được pháp điển hóa thành Bộ luật Cưỡng chế thi hành án.
Pháp luật về thi hành án dân sự của Pháp có hai đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, đây là những quy định chủ yếu mang tính chất “trật tự công”. Điều này được thể hiện thông qua bản chất của cưỡng chế thi hành. Thực vậy, khác với tự nguyện thi hành, cưỡng chế thi hành được thực hiện trên cơ chế quyền lực và cưỡng chế. Trong một Nhà nước pháp quyền, cơ quan quyền lực Nhà nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thi hành: Do đó, cưỡng chế thi hành chỉ liên quan đến các cơ quan quyền lực Nhà nước. Khi tiến hành cưỡng chế thi hành, cơ quan quyền lực Nhà nước cần có sự hỗ trợ của quyền lực công. Các cá nhân không thể thao túng hoạt động này, cũng như không thể làm sai lệch việc tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật; bởi vì đây là hoạt động dựa trên cơ sở quyền lực. Hệ quả là, các nhà lập pháp phải đảm bảo sự cân bằng giữa các lợi ích trong hoạt động cưỡng chế thi hành, làm sao để các quy định pháp luật không bao che cho các trường hợp bất công, lạm dụng và cũng không dẫn đến các kết quả kinh tế, xã hội bất hợp lý.
Thứ hai, đảm bảo sự cân bằng giữa các lợi ích khác nhau là nhiệm vụ thường xuyên của pháp luật về thi hành án dân sự.
…
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: Tài liệu Hội thảo “Dự thảo Luật Thi hành án dân sự”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội. 24-25/9/2008
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp.
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 6. Thi hành án dân sự, 8. Tố tụng nước ngoài, TÀI LIỆU THAM KHẢO, Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài |
Leave a Reply