admin@phapluatdansu.edu.vn

THÁCH THỨC CHO CÔNG TÁC PHÁP ĐIỂN HÓA

GS. PHILIPPE MALAURIE – Đại học Paris-II (Panthéon-Assas), Cộng hòa Pháp

Pháp điển hóa là một hiện tượng phức tạp gắn với nhiều hình thức khác nhau đã được tiến hành trong lịch sử tại nhiều quốc gia. Hiển nhiên là không có nhiều điểm chung giữa bộ luật của hoàng đế Justinian và các bộ luật của chúng ta hiện nay, giữa Bộ luật Dân sự và Bộ luật về nghi lễ quốc gia, ngôi thứ và vinh danh trong lĩnh vực dân sự và quân sự, giữa năm bộ luật Napoléon đã làm thay đổi diện mạo nước Pháp và nhiều bộ luật đương đại được soạn thảo theo phương pháp không làm thay đổi quy định.

Tuy vậy pháp điển hóa cũng đang đối mặt với các thách thức. Pháp điển hóa tạo ra bộ luật không đơn thuần như là một đạo luật thông thường. Pháp điển hóa chứa đựng yếu tố hệ thống và tính tổng thể.

Người ta thường gắn cho pháp điển hóa nhiều ưu và nhược điểm vốn dĩ không thuộc về nó. Chẳng hạn như pháp điển hóa tạo nên một thế giới đóng và hoàn chỉnh. Thực ra thì các quy định pháp luật ngay cả các quy định của các bộ luật không bao giờ là một thế giới đóng, hoàn chỉnh và hoàn hảo vì như thế chúng sẽ hóa đá và bị diệt vong.

Tương tự không thể khen hay chê tính ổn định mà các bộ luật tạo ra. Portalis, thành viên soạn thảo Bộ luật Dân sự 1804 đã viết trong Báo cáo tiền dự án Bộ luật Dân sự: “làm sao có thể chống lại tiến trình của các sự kiện và sự thay đổi của các phong tục?”. Để tồn tại, các bộ luật phải thay đổi. Dù gì thì có những bộ luật không có tính ổn định vì tính chất của lĩnh vực mà nó điều chỉnh như Bộ luật chung về thuế hay Bộ luật tiêu dùng.

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Hội thảo “Tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật”. Nhà Pháp luật Việt – Pháp, Hà Nội, ngày 16 17/4/2008

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: