admin@phapluatdansu.edu.vn

THỰC TRẠNG QUYỀN BẢO VỆ SỰ TOÀN VẸN CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH – Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật

ThS. TRƯƠNG THỊ TƯỜNG VI – Khoa Luật, Trường Đại học Sài Gòn

1. Khái niệm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm thuộc nhóm quyền nhân thân được hình thành đầu tiên tại Pháp (Calvin D, 1999, tr. 422) và sau đó được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới ở những mức độ khác nhau. Đây là quyền phi kinh tế được coi là quyền gắn liền với mỗi cá nhân tác giả.

Nội dung quyền này bao gồm quyền của người được thừa nhận là tác giả của tác phẩm, quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền công bố tác phẩm và quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm. Trong các quyền nhân thân đó, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là quyền dễ bị xâm phạm nhất trong số các quyền nhân thân của tác giả, vì về nguyên tắc, Quyền tác giả (QTG) chỉ bảo hộ hình thức của tác phẩm.

Hình thức thể hiện của tác phẩm là sự diễn đạt, sắp xếp các bố cục của tác phẩm được thể hiện bằng các dạng ngôn ngữ, ký tự viết mà con người có thể đọc được, nhận biết được. Sự thay đổi các bố cục này: sắp xếp lại, bổ sung, cắt xén… sẽ dẫn đến sự thay đổi tác phẩm. Do vậy, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm – là quyền bảo vệ sự cố định của bố cục, diễn đạt tác phẩm có một vai trò rất quan trọng trong hệ thống các nhóm QTG.

Luật của Mỹ và Pháp không có định nghĩa cụ thể thế nào là quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm mà chỉ quy định các hành vi xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm như điều L121-5 và L121-7 Bộ Luật Sở hữu trí tuệ Pháp 1992, điều 106 A Luật Bản quyền Mỹ năm 1976. Riêng mục (2a) điều 80 Đạo Luật Bản quyền, Thiết kế và Sáng chế 1988 của Anh có định nghĩa: “Hành vi xâm phạm quyền toàn vẹn của tác phẩm nghĩa là bất kỳ sự bổ sung, xóa, hoặc thay đổi, hoặc biến đổi để thích nghi của tác phẩm”.

Khoản 4 điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 (sửa đổi năm 2009, 2019) quy định về một trong những quyền nhân thân của tác giả là” Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”. Tuy nhiên, Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền tác giả và quyền liên quan tại quy định tại khoản 3 điều 20: “Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính (CTMT) trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả”. Như vậy, Nghị định hướng dẫn thi hành đã bỏ đi yếu tố gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả và thêm vào tiêu chí phải có sự đồng ý của tác giả là thuận tiện hơn trong việc xác định hành vi vi phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Từ khái niệm đó, chúng ta có các tiêu chí xác định hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là: thứ nhất, có hành vi làm thay đổi nội dung của tác phẩm; thứ hai, không có sự đồng ý của tác giả.

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, số 70 (4/2020), Tr. 94-99.

One Response

  1. […] nội dung gốc. Tuy nhiên họ không được xuyên tạc tác phẩm, gây hại đến danh dự và uy tín tác giả (người trực tiếp tạo ra sản […]

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading