Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

HỢP ĐỒNG MUA BÁN SẢN NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Advertisements

Khi bên bán và bên mua đã đạt được thỏa thuận về giao dịch đối với một tài sản, họ vẫn cần phải thực hiện nhiều thủ tục nữa trước khi quyền sở hữu đối với tài sản đó chính thức được chuyển giao cho bên mua và được ghi nhận trên thực tế.

Sau đây là một vài thủ tục trong quá trình đó, được xem xét chủ yếu dưới góc độ thực tiễn:

– Ký kết “hợp đồng sơ bộ” (I)

– Lập hồ sơ mua bán (II)

– Ký kết hợp đồng mua bán và hoàn tất các thủ tục (III)

– Thanh toán các chi phí của giao dịch (IV)

I. Ký kết hợp đồng sơ bộ

Trước khi đề nghị công chứng viên hợp pháp hóa giao dịch mua bán, các bên thường thỏa thuận ký kết hợp đồng sơ bộ.

Tuy không phải là hợp đồng mua bán chính thức, nhưng văn bản này cũng quy định các điều kiện chủ yếu của giao dịch, áp dụng trong thời gian cần thiết để công chứng viên có thể tập hợp đầy đủ các giấy tờ mà bên mua cần phải có để chứng minh năng lực tài chính của bản thân hoặc khả năng huy động nguồn tài trợ cần thiết, cũng như các giấy tờ mà bên bán cần phải có để chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho việc bán sản nghiệp thương mại.

Có nhiều loại hợp đồng sơ bộ. Vì nhiều lý do khỏc nhau, nhất là do các quy định về thuế, nên các bên cần hết sức chú ý khi lựa chọn hình thức hợp đồng sơ bộ.

Các loại hợp đồng sơ bộ chủ yếu bao gồm:

1. Thỏa ước mua bán

Đây chính là thỏa thuận “mua đứt bán đoạn” nhưng chưa có hiệu lực ngay lập tức mà phải đợi cho đến khi ký vào văn bản công chứng.

Cả bên bán lẫn bên mua đều không thể phủ nhận những gì mình đó thỏa thuận.

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Tài liệu Lớp Đào tạo nghiệp vụ công chứng (Khóa 5). Hà Nội, 11-16/01/2005

Đồng tổ chức: Nhà Pháp luật Việt – Pháp, Học viện Tư pháp, Khoa Luật – Đại học Jean Moulin Lyon 3 và Hội đồng Công chứng tối cao Pháp.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp

Exit mobile version