CHANTAL ARENS – Thẩm phán, Chánh án Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng EVREUX, Toà Phúc thẩm ROUEN
I. Cạnh tranh không lành mạnh
Tự do kinh doanh là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật Pháp. Nhưng cũng có những giới hạn nhất định đối với các hành vi do các đối thủ cạnh tranh khác nhau thực hiện để đạt được mục đích của mỗi người. Việc kiếm soát các hành vi này đã dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về cạnh tranh không lành mạnh vốn không phải là hệ quả của các văn bản luật mà chủ yếu từ các học giả và án lệ.
Pháp luật áp dụng đối với việc cạnh tranh không lành mạnh là pháp luật của Quốc gia nơi sự việc gây thiệt hại đã xảy ra.
1. Cơ sở của quyền khởi kiện chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Án lệ đã căn cứ vào các điều 1382 và 1383 của Bộ luật dân sự[1] để cho phép kiện đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nghĩa là áp dụng nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định chung của pháp luật.
Tranh chấp thường có tính chất thương mại, nên các phương thức chứng minh là tự do và chứng cứ có thể được đưa ra bằng bất kỳ cách nào.
Quyền khởi kiện được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện chung được áp dụng trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nghĩa là phải có lỗi, có thiệt hại và quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại.
Lỗi có thể là lỗi cố ý hay vô ý.
Bên nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, như mất khách hang, mất hợp đồng. Không cần thiết phải nộp báo cáo cạnh tranh .
Thiệt hại phải là thiệt hại chắc chắn.
…
TRA CỨU VÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
[1] Điều 1382. Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác thì người đã gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại.
Điều 1383. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mình gây ra, không những do hành vi mà còn do sự cẩu thả hoặc không thận trọng của mình.
SOURCE: Tài liệu Lớp bồi dưỡng Thẩm phán, Nhà Pháp luật Việt – Pháp & Học viện Tư pháp. Hà Nội, 31/10-01/11/2005.
Bản dịch Nhà pháp luật Việt – Pháp
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 6. Pháp luật cạnh tranh, LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài |
Leave a Reply