admin@phapluatdansu.edu.vn

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LỖI CỦA CƠ QUAN TƯ PHÁP GÂY RA

 CHANTAL ARENS – Chánh án Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng EVREUX, Toà Phúc thẩm ROUEN

I. Các vấn đề đặt ra trong việc bồi thường các thiệt hại do lỗi của cơ quan tư pháp gây ra

Do tính chất đặc thù của hoạt động xét xử, trách nhiệm bồi thường của những người tiến hành công tác xét xử cũng như của bản thân Nhà nước cũng phải được thực hiện theo một cơ chế đặc biệt, vì hoạt động tư pháp về cơ bản vốn thuộc đặc quyền của Nhà nước.

Từ khoảng 30 năm trở lại đây, trong một số điều kiện nhất định, Nhà nước có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra bởi những sai sót trong vận hành của các cơ quan tư pháp. Trong lĩnh vực hình sự, cơ quan lập pháp cũng đã có những giải pháp cụ thể và quyền đòi bồi thường được xây dựng theo nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại không căn cứ vào yếu tố lỗi hay theo bản chất khách quan.

Pháp luật Pháp hoàn toàn phù hợp với quy định tại điều 3 của Nghị định thư số 7 của Công ước về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản, trong đó quy định về quyền đòi bồi thường thiệt hại do sai sót của cơ quan tư pháp gây ra.

1. Hoạt động của các cơ quan tư pháp và trách nhiệm của Nhà nước

1.1. Từ việc truy cứu trách nhiệm của thẩm phán đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do sai sót trong vận hành của cơ quan tư pháp

Luật số 72-626 ngày 5 tháng 7 năm 1972 đã huỷ bỏ điều 505 Bộ luật tố tụng dân sự về cơ chế truy cứu trách nhiệm của thẩm phán; điều 505 quy định thẩm phán ngạch tư pháp có thể chịu trách nhiệm cá nhân trong việc bồi thường thiệt hại, đặc biệt trong trường hợp có yếu tố lừa dối, gian lận hoặc lỗi nghề nghiệp nghiêm trọng.

Luật này đã thiết lập một cơ chế bồi thường thiệt hại mới, nêu tại điều L.781-1 của Bộ luật tổ chức tư pháp, theo đó:

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Tài liệu Lớp bồi dưỡng Thẩm phán, Nhà Pháp luật Việt – Pháp – Học viện Tư pháp. Hà Nội, 31/10-01/11/2005

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading