Trách nhiệm của công chứng viên xuất phát từ những nghĩa vụ của công chứng viên đối với khách hàng. Công chứng viên có ba nghĩa vụ cơ bản sau đây : Thứ nhất, công chứng viên phải thiết lập một văn bản đúng với quy định của pháp luật cả về hình thức cũng như về nội dung. Văn bản này là chứng cứ thuyết phục nhất về các thỏa thuận mà công chứng viên là người ghi nhận. Như vậy, công chứng viên phải giúp các bên đạt đến kết quả pháp lý mà họ mong đợi từ văn bản với chi phí thấp nhất và trong những điều kiện tốt nhất. Thứ hai, công chứng viên phải tư vấn cho các bên về cách thức thực hiện thỏa thuận, tạo điều kiện để bảo vệ lợi ích chính đáng của họ. Thứ ba, công chứng viên phải đảm bảo hiệu lực hoàn toàn của thỏa thuận giữa các bên. Nghĩa vụ này bao gồm 2 nội dung : thực hiện các thủ tục mà pháp luật quy định đối với văn bản, đảm bảo việc bảo vệ lợi ích của các bên cho đến khi văn bản thực sự có hiệu lực.
Nếu công chứng viên không thực hiện tốt ba nghĩa vụ nêu trên thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Công chứng viên có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, bị kỷ luật hoặc chịu trách nhiệm dân sự.
I. Trách nhiệm hình sự của công chứng viên
Công chứng viên trước hết có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với tư cách là một công dân Pháp. Cũng như mọi công dân khác, công chứng viên phải chịu trách nhiệm trước xã hội về những hành vi của mình. Nếu phạm tội, công chứng viên bị truy tố trách nhiệm hình sự như mọi người khác.
Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự của công chứng viên phải tuân thủ theo các nguyên tắc đặc biệt. Bộ luật hình sự Pháp dành khá nhiều điều khoản để quy định về các loại hình phạt được áp dụng riêng đối với công chứng viên trong quá trình công chứng viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Các chế tài này thường nặng hơn so với hình phạt đối với công dân bình thường. Như vậy, tòa án có thẩm quyền xét xử công chứng viên cũng có thứ bậc cao hơn.
Ví dụ như trong trường hợp công chứng viên có hành vi làm giả hoặc làm sai lệch nội dung văn bản thì có thể bị phạt tù đến 15 năm kèm theo phạt tiền đến 225.000 euro. Trong khi đó nếu một người không phải là công chứng viên mà phạm vào tội này thì chỉ bị phạt tù đến 10 năm kèm theo phạt tiền đến 150.000 euro.
Việc làm giả văn bản có thể là giả về mặt hình thức dưới ba dạng chủ yếu là : giả chữ ký; sửa chữa văn bản, chữ viết hoặc chữ ký ; viết thêm chữ vào văn bản. Ngoài ra còn có hình thức làm giả khác là thay thế chủ thể của văn bản, tức là chủ động thay tên của một người khác vào tên của một trong các bên trong văn bản.
…
TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: Tài liệu tại Lớp bồi dưỡng Công chứng viên. Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Tp.HCM, ngày 27/11/2010
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005, Chủ thể, Hợp đồng, Nhà nước và nền KTTT, TÀI LIỆU THAM KHẢO, Trách nhiệm dân sự, Xã hội, nhà nước và pháp luật Việt Nam |
Những thông tin vô cùng hữu ích, cảm ơn Trang thông tin pháp luật dân sự đã chia sẻ!