admin@phapluatdansu.edu.vn

BÁO CÁO KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Môi trường là lĩnh vực rộng, đa dạng. Việc phân tích, đánh giá, học tập kinh nghiệm quốc tế cần được tiến hành vừa phải rộng rãi, toàn diện nhưng phải trọng tâm, trọng điểm, cụ thể cho các vấn đề, nhóm vấn đề. Theo đó, cần phân tích để đánh giá tổng quan chung hệ thống pháp luật về BVMT tại một số nước có điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội tương đồng với Việt Nam nhưng trình độ phát triển hơn Việt Nam từ 15 đến 20 năm ở Đông Nam Á, châu Á và một số nước có trình độ phát triển cao thuộc châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và phân tích, đánh giá các hướng dẫn, mô hình của một số tổ chức quốc tế và các quy định của một số nước để cung cấp cơ sở lý luận, đề xuất áp dụng cho Việt Nam về một số nội dung mới hoặc có nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Luật.

Việc phân tích, đánh giá, học hỏi kinh nghiệm quốc tế tập trung vào các nội dung (nhóm vấn đề) chính như sau:

1- Phân tích, đánh giá về hệ thống pháp luật và các quy định về BVMT trên Thế giới;

2 – Phân tích, đánh giá cơ cấu tổ chức, nguồn lực thực hiện công tác quản lý BVMT của các nước trong khu vực và trên Thế giới;

3 – Phân tích, đánh giá các nội dung quy định trong luật BVMT và kinh nghiệm xây dựng Luật BVMT của một số quốc gia trên Thế giới (Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan….);

4 – Phân tích, đánh giá quy định pháp luật của quốc tế về các nhóm vấn đề cụ thể trong công tác BVMT (gồm 26 nhóm vấn đề/vấn đề; trong đó có những vấn đề đã được quy định trong Luật BVMT 2014 và những vấn đề chưa được quy định trước đây);

5 – Nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số mô hình quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường hiệu quả của một số quốc gia, tổ chức kinh tế trên Thế giới.

XEM TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


 

SOURCE: Tài liệu thuộc Hồ sơ dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp lần thứ 44. Tháng 4/2020

One Response

  1. Trên cơ sở nhận thức kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ tài nguyên và môi trường, với cách nhìn nhận trước đây từ thế kỷ XIX đến cách nhìn nhận mới hiện nay, thế giới cũng đã trải qua những thăng trầm trong bảo vệ tài nguyên và môi trường, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý giá cho chúng ta. Những nước phát triển sau như Việt Nam nếu biết khắc phục những tồn tại mà các nước đi trước đã gặp phải, phát huy những kinh nghiệm tốt họ đã thành công, chúng ta sẽ rút ngắn khoảng cách phát triển, không chỉ có sự tăng trưởng kinh tế cao mà còn bảo vệ được tài nguyên và môi trường phù hợp với xu thế mới của thế kỷ XXI là phát triển bền vững.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d