admin@phapluatdansu.edu.vn

HIỆU QUẢ CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP

image

I. Nguyên tắc tam quyền phân lập trong chế độ của Cộng hòa Pháp

Hiến pháp ngày 4 tháng 10 năm 1958 quy định “chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện chủ quyền của mình thông qua người đại diện của mình và thông qua trưng cầu ý dân” (Điều 3). Như vậy, việc thực hiện quyền lực của Nhà nước bắt nguồn từ ý chí của nhân dân, được thể hiện thông qua bầu cử phổ thông đầu phiếu (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Nguyên tắc hiến định về tam quyền phân lập

Học thuyết tam quyền phân lập cổ điển phân biệt ba chức năng chính của quyền lực Nhà nước. Mỗi chức năng tạo thành một quyền lực phải được thực hiện bởi các cơ quan riêng biệt, độc lập với nhau về cách thức bổ nhiệm cũng như hoạt động.

– Quyền lập pháp chịu trách nhiệm quyền ban hành các quy định chung, nghĩa là các luật. Tại Cộng hòa Pháp, Nghị viện là cơ quan có quyền lập pháp (Chương IV Hiến pháp), gồm có Quốc hội – Hạ viện được bầu theo phương thức phổ thông trực tiếp – và Thượng viện được bầu theo phương thức phổ thông gián tiếp và đại diện cho các cộng đồng lãnh thổ địa phương.

– Quyền hành pháp chịu trách nhiệm đảm bảo thi hành pháp luật và điều hành chính sách quốc gia. Để thực hiện quyền này, cơ quan hành pháp có quyền lập quy, quản lý hành chính nhà nước và quân đội. Tại Cộng hòa Pháp, các quyền này được trao cho Tổng thống nước Cộng hòa Pháp – Nguyên thủ quốc gia – và Chính phủ (Chương II và III Hiến pháp).

TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


 

SOURCE: Tài liệu tham khảo do Nhà Pháp luật Việt – Pháp tổng hợp, biên soạn. Hà Nội, thời điểm lưu trữ: Thứ 2, ngày 10 tháng 12 năm 2012

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: