admin@phapluatdansu.edu.vn

QUY CHẾ VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆN CÔNG TỐ TẠI CỘNG HÒA PHÁP

Li m đầu

Tại Pháp, các công tố viên (còn được gọi là thẩm phán công tố, thẩm phán đứng) cùng thuộc ngạch “thẩm phán” như các thẩm phán xét xử (thẩm phán ngồi), có cùng quá trình phát triển chức nghiệp, cùng mức tiền lương và có khả năng chuyển từ thẩm phán trở thành công tố viên và ngược lại nhiều lần trong sự nghiệp.

Trong khi Pháp công nhận nguyên tắc độc lập của thẩm phán, như sự thể hiện thể chế của nguyên tắc tam quyền phân lập nhưng sự độc lập này chỉ được đảm bảo cho các thẩm phán xét xử chứ không phải cho các công tố viên. François Hollande, Tổng thống mới đắc cử của Cộng hòa Pháp, đã cam kết từ nay thủ tục bổ nhiệm công tố viên cũng giống như thủ tục bổ nhiệm thẩm phán, điều này góp phần tăng cường sự độc lập của Viện Công tố so với quyền lực chính trị mà vẫn duy trì mối liên hệ thứ bậc giữa Viện Công tố và Bộ Tư pháp.

Phn 1. Quy chế ca các thm phán thuc ngch tư pháp

Thẩm phán thuộc ngạch tư pháp gồm hai loại:các thẩm phán xét xử và các thẩm phán công tố, có quy chế thẩm phán ngạch tư pháp khác nhau.

Hơn nữa, Hội đồng thẩm phán tối cao, một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm một phần trong việc tổ chức chức nghiệp của các thẩm phán ngạch tư pháp, nhằm đảm bảo sự độc lập của họ với Chính phủ.

1. Hai loại thẩm phán thuộc ngạch tư pháp

Các thm phán, thm phán xét x (thm phán ngi), áp dụng pháp luật, họ chịu trách nhiệm bảo vệ công lý, có nghĩa là xét xử các vụ việc. Các thẩm phán xét xử hoàn toàn độc lập với Chính phủ trong các quyết định của họ.

Các công t viên, thm phán công t (thm phán đứng, Vin Công t) chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực thi đúng pháp luật nhằm bảo vệ các lợi ích công, lợi ích của công chúng; họ được gọi là “thẩm phán đứng”, trái ngược với các thẩm phán ngồi, bởi vì các công tố viên được yêu cầu:đứng:nhân danh xã hội mà họ đại diện. Viện Công tố là người bảo đảm các quyền tự do cá nhân và chịu trách nhiệm việc thực thi tốt pháp luật để bảo vệ các lợi ích của công chúng.

Viện Công tố quyết định truy tố và tiến hành khởi tố để bảo vệ các quyền lợi của xã hội bị xâm phạm trong quá trình điều tra và trong quá trình xét xử.

Là người khởi kiện, Viện Công tố tiến hành buộc tội, áp dụng các phương thức kháng tố chống lại các quyết định của tòa án và yêu cầu thực thi các quyết định cuối cùng của tòa án, đặc biệt là các bản án. Như vậy, Viện Công tố tham dự vào mọi giai đoạn của quá trình tố tụng.

TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


 

SOURCE: Tài liệu tham khảo do Nhà Pháp luật Việt – Pháp tổng hợp, biên soạn. Hà Nội, thời điểm lưu trữ: Thứ 2, ngày 17 tháng 12 năm 2012

One Response

  1. Không thấy để cấp bậc, ngạch trật của thẩm phán công tố như phó biện lý, biện lý, thẩm lý…

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d