Khi ký một hợp đồng cho vay, tổ chức tín dụng thường đòi hỏi sự bảo đảm đối với người đi vay. Trong số những hình thức bảo đảm, chúng ta thấy hình thức bảo lãnh thế chấp.
Khái niệm: Khi cá nhân hay pháp nhân đem một (hay nhiều) tài sản bất động sản làm vật bảo đảm cho một khoản vay, tài sản đó trở thành tài sản bị thế chấp. Đó chính là việc sử dụng một tài sản làm vật bảo lãnh cho một khoản nợ của người khác.
Khi nào cần tới bảo lãnh thế chấp?
– Khi khoản vay có mức độ rủi ro lớn.
– Khi người vay không có bất kỳ bất động sản nào và hoàn cảnh lúc đi vay của người này đòi hỏi phải có bảo lãnh thế chấp.
– Khi người vay là chủ sở hữu một tài sản bất động sản không thể phân chia và những chủ sở hữu khác không chấp thuận việc đem thế chấp tài sản đó.
1. Việc tổ chức bảo lãnh thế chấp
1.1. Những điều kiện về mặt hình thức
Ngoài những điều kiện liên quan đến hợp đồng, còn có những điều kiện đặc biệt khác liên quan đến việc tổ chức bảo lãnh thế chấp:
– Người đem thế chấp phải là người khác với người đi vay nợ
– Người đi thế chấp phải là chủ sở hữu của căn nhà được dùng làm vật bảo lãnh.
Việc thế chấp phải được thực hiện bằng một văn bản được công chứng để có thể công bố công khai tại văn phòng đăng ký thế chấp và để có thể có hiệu lực thi hành đối với người cho vay.
Văn bản công chứng này phải xác định rõ:
– Những đặc điểm chính của khoản vay là đối tượng của việc thế chấp (bên cho vay phải nêu rõ số tiền cho vay cũng như những yếu tố khác)
– Những yếu tố nhân thân của người bảo lãnh và việc chấp thuận của người này, những thông tin liên quan đến quyền sở hữu.
– Bản chất và tình trạng của căn nhà đem bảo lãnh, thông tin địa chính liên quan
– Giá trị khoản vay và giá trị căn nhà.
…
TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: Tài liệu tham khảo do Nhà Pháp luật Việt-Pháp tổng hợp, biên soạn. Hà Nội, thời điểm lưu trữ: Thứ 2, ngày 10 tháng 12 năm 2012
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005, Quy định chung về nghĩa vụ và bảo đảm nghĩa vụ, TÀI LIỆU THAM KHẢO |
Leave a Reply