Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CỘNG HÒA PHÁP

Advertisements

 JEAN-FRANÇOIS MARY – Thẩm phán Tham chính viện, Cộng hòa Pháp

Mỗi nước có một nền văn hóa pháp lý riêng, bắt nguồn từ lịch sử, quá khứ, phương thức tổ chức chính trị và tổ chức hệ thống hành chính của nước mình. Nước Pháp cũng vậy. Đương nhiên, không được gò ép nước này đi theo hệ thống pháp luật của nước khác, mà chỉ nên tìm hiểu để rút ra những bài học kinh nghiệm và tìm ra các điểm chung hơn là những điểm khác biệt. Với mục đích như vậy, những hoạt động trao đổi như cuộc tọa đàm 2 ngày của chúng ta rất thiết thực. Tất nhiên tôi cũng nhận thấy rằng vai trò của Nghị viện ở Việt Nam không hoàn toàn giống như vai trò của Nghị viện ở Pháp. Ở Pháp, ngoài kỳ nghỉ ra, cả Hạ nghị viện lẫn Thượng nghị viện đều hoạt động gần như những cơ quan thường trực. Nghị viện ở Pháp có các luật gia, chuyên gia (gồm cả công chức hoặc không phải là công chức) hỗ trợ cho các nghị sĩ trong việc chuẩn bị các dự án luật. Thứ hai, so với các tiêu chí của Pháp thì dự thảo luật của Việt Nam có thể được trình bày theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Ví dụ, ở Pháp, tất cả những quy định về cải tiến hoạt động của Nghị viện sẽ được tập hợp trong một đạo luật tổ chức, tức là luật được ban hành nhằm hướng dẫn thi hành một số quy định của Hiến pháp và xét về thực chất, thuộc khối quy phạm hiến định. Bên cạnh đó, những quy định liên quan đến hoạt động của Chính phủ có thể được tập hợp trong một đạo luật, thậm chí trong nghị định của Chính phủ (trường hợp quy định về tổ chức và hoạt động của một bộ).

Mặc dù giữa hai nước có những điểm khác nhau như vậy, nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta cùng nhìn nhận về cách thức hiệu quả nhất trong việc soạn thảo và ban hành quy phạm pháp luật. Trước hết, nhất thiết phải có sự phân biệt giữa cơ quan trong Chính phủ chịu trách nhiệm chuẩn bị, soạn thảo dự thảo nghị định hoặc dự thảo luật cho đến phiên bản cuối cùng, với cơ quan có thẩm quyền thẩm định chất lượng và kiểm tra tính phù hợp của dự thảo văn bản so với các quy phạm có giá trị pháp lý cao hơn. Đương nhiên sự phân biệt này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo mỗi nước. Chẳng hạn ở Pháp thì Tham chính viện là cơ quan có vai trò cơ bản trong việc kiểm tra chất lượng của các quy phạm pháp luật, nhưng ở một số nước khác, công việc này được giao cho Bộ Tư pháp. Trong khi đó, Bộ Tư pháp ở Pháp, ngoài chuyên môn về pháp luật dân sự và hình sự, không có chức năng thẩm định trước chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật, bởi vì vai trò này thuộc về Tham chính viện. Vấn đề này chỉ liên quan đến việc phân công chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước. Điều quan trọng hơn cả, đó là trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ hoặc bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước phải có một bộ phận công chức hoặc một cơ quan (Bộ hoặc Vụ, Ban thuộc Bộ) đảm nhiệm vai trò là người gìn giữ chất lượng của quy phạm pháp luật.

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Hội thảo “Sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”. Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, ngày 30-31/5/2007 (Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp)

Exit mobile version