Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT HÓA ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN

Advertisements

 OLIVIER GOUSARD – Công chứng viên, Cộng hòa Pháp

1. Những vấn đề chung

 Nước Pháp của chúng tôi có một hệ thống pháp luật về đăng ký đất đai rất rõ ràng và cụ thể vì thủ tục đăng ký đất đai đã được quy định hết sức chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật. Việt Nam cũng cần đi theo hướng này. Ở Pháp, các thủ tục đăng ký bất động sản (đăng ký quyền, đăng ký các văn bản, hợp đồng) rất rõ ràng và chi tiết. Thực vậy, các thủ tục về đăng ký đất đai cụ thể tới cấp độ tên, mô tả địa chính… Chính vì thế tôi rất ủng hộ quan điểm xây dựng một văn bản pháp luật về các thủ tục đăng ký bất động sản. Chúng ta chỉ có thể có các thông tin về bất động sản được bảo mật khi chúng ta có các thông tin chi tiết nhất có thể.

Từ bài phát biểu của bà Hiền[1] tôi nhận thấy yêu cầu đặt ra là hệ thống đăng ký bất động sản phải phù hợp với Hiến pháp. Về điểm này, theo pháp luật của Pháp, hệ thống đăng ký bất động sản mà công chúng có thể yêu cầu cung cấp thông tin phải tôn trọng các quy định pháp luật của Nhà nước và tôn trọng các quyền tự do cá nhân. Hệ thống đăng ký đất đai phải cho phép cung cấp các thông tin có thật và giúp Nhà nước thu thuế hiệu quả. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi Nhà nước là phải đảm bảo nguồn thu ngân sách mà chìa khóa của công tác này chính là việc phải đảm bảo được việc thu thuế.

Thực tế cho thấy, Nhà nước không thể thu thuế một cách công bằng nếu như hệ thống đăng ký đất đai không được tổ chức hợp lý. Quý vị đặt ra vấn đề liệu có nên bắt buộc phải đăng ký các quyền và các giao dịch đối với bất động sản hay không? Cá nhân tôi nghĩ rằng, tất cả các giao dịch đối với bất động sản đều phải được đăng ký. Nhà nước có quyền biết tất cả mọi cái mà công dân của mình sở hữu để từ đó tổ chức việc thu các loại thuế cần thiết. Chúng ta cần luôn phải tư duy theo hướng các văn bản pháp luật quan trọng (pháp luật nội dung) cần nằm trong Bộ luật dân sự và có thể là trong Bộ luật Thương mại hay Bộ luật Xây dựng và chúng ta không nên can thiệp vào việc sửa đổi Bộ luật Dân sự. Và văn bản về đăng ký bất động sản chỉ nên dừng lại ở việc là văn bản tổ chức hành chính, văn bản đưa ra cách thức tổ chức tiến hành các thủ tục, văn bản tổ chức về mặt kỹ thuật mà thôi.

Câu hỏi đặt ra đâu là hệ quả pháp lý của đăng ký bất động sản. Liệu hệ quả này chỉ đơn thuần là việc thông tin về bất động sản hay đi xa hơn là hệ quả chuyển quyền sở hữu.

TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


[1] Bà Nguyễn Thúy Hiền, nguyên Cục trưởng Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp; nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, hiện nay (2020) là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Civillawinfor).


SOURCE: Hội thảo “Dự thảo Luật Đăng ký bất động sản”. Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, ngày 23-24/6/2008 (Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp)

Exit mobile version