admin@phapluatdansu.edu.vn

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG CHỨNG CỘNG HÒA PHÁP

 GÉRARD KAEUFLING Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao Pháp

1. Định nghĩa

Công chứng viên là nhân viên công quyền được bổ nhiệm để lập văn bản, hợp đồng mà đương sự phải hoặc muốn được công chứng, làm cho các văn bản đó có giá trị xác thực như văn bản của cơ quan công quyền, bảo đảm tính chính xác của ngày, tháng, năm, lưu giữ lâu dài và cấp bản sao cho đương sự (Pháp lệnh ngày 2 tháng 11 năm 1945)

2. Khung pháp lý

Luật ngày 25 tháng Ventôse năm XI[1], quy định về cơ cấu tổ chức ngành công chứng.

3. Quy chế công chứng viên

Pháp lệnh ngày 2 tháng 11 năm 1945 và Nghị định hướng dẫn thi hành ngày 19 tháng 12 năm 1945 quy định những nội dung cơ bản về quy chế của công chứng viên. Khái niệm công chứng viên quy định tại Điều 1 Pháp lệnh ngày 2 tháng 11 năm 1945 nhấn mạnh đến phạm vi chức năng của công chứng trên cơ sở nêu rõ nhiệm vụ chứng thực văn bản, hợp đồng cũng như vai trò tư vấn của công chứng viên.

Công chứng viên có quy chế là nhân viên công quyền vì đó là người được Nhà nước ủy quyền giữ con dấu.

Tư cách nhân viên công quyền của công chứng viên còn thể hiện ở chỗ các văn bản do công chứng viên lập sẽ có hiệu lực thi hành.

Do công chứng viên là người được trao một phần quyền lực của Nhà nước, nên các văn bản do công chứng viên lập trong phạm vi thẩm quyền của mình có giá trị chứng minh một cách đặc biệt hiệu quả.

Theo quy định tại Điều 1319 của Bộ luật dân sự Pháp, “công chứng thư là chứng cứ đầy đủ về sự thỏa thuận giữa các bên…”.

Hơn nữa, công chứng viên còn có nhiệm vụ lưu giữ các văn bản do mình lập và công bố tại Hộp phiếu về bất động sản.

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


[1] Người dịch: Ngày 25 tháng Ventôse năm XI theo lịch Cộng hòa, tức là ngày 16/3/1803.

SOURCE: Tọa đàm “Quy chế nghề công chứng và phương pháp xây dựng pháp lệnh công chứng Việt Nam. Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, ngày 24-25/01/2005

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d