RACHIDA DATI – Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp
1. Cải cách bản đồ tư pháp trước hết phải vì lợi ích của công dân, những người mong muốn một nền tư pháp chất lượng.
a. Vụ án Outreau là một bài học kinh nghiệm về một thẩm phán phải giải quyết một vụ việc khó mà không được hỗ trợ một cách đầy đủ trong một tòa án nhỏ. Thẩm phán làm việc cô lập thì sẽ gặp nguy hiểm.
Nghị viện đã kiến nghị tăng cường nguyên tắc làm việc tập thể.
Làm thế nào có thể kiểm tra, giám sát thủ tục tạm giam nếu không có cơ chế làm việc tập thể ? Làm thế nào điều tra những vụ án khó nếu chỉ có một mình ? Làm thế nào hỗ trợ các thẩm phán trẻ nếu không có các thẩm phán đàn anh cùng làm việc ?
Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng có quy mô đủ lớn sẽ đảm bảo :
– Cơ chế xét xử tập thể được tăng cường;
– Các thẩm phán trẻ được trợ giúp;
– Đội ngũ cán bộ được tăng cường;
– Thẩm phán được phân công theo chuyên môn.
b. Vì lợi ích của người dân, các tòa án phải có một khối lượng hoạt động đủ để có thể
xét xử tốt.
Thẩm phán phải có khả năng xét xử những vụ kiện ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải có chuyên môn ngày càng sâu.
Đó là một bảo đảm pháp lý cần thiết đối với người dân. Đó cũng là bảo đảm thống nhất án lệ.
Nhìn chung, nếu hoạt động dưới một mức nhất định thì tòa án không thể thực thi công lý một cách hiệu quả.
c. Hệ thống hiện này có nhiều điểm mất cân đối.
Số lượng thẩm phán trên số dân giữa các tỉnh rất khác nhau. Tình trạng này không đảm bảo sự công bằng cho người dân.
…
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
Các bài viết liên quan:
https://phapluatdansu.edu.vn/2019/01/13/doi-moi-to-chuc-he-thong-toa-an-tai-cong-hoa-phap/
https://phapluatdansu.edu.vn/2020/04/07/khi-qut-ve-to-chuc-he-thong-ta-n-o-cong-ha-php/
SOURCE: Hội thảo “Đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án”. Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, ngày 29-30/10/2008
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp – Tổng hợp từ bài phát biểu của bà Rachida DATI, Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập ủy ban tư vấn về bản đồ tư pháp
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 8. Tố tụng nước ngoài, TÀI LIỆU THAM KHẢO, Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài |
Leave a Reply