admin@phapluatdansu.edu.vn

KỶ YẾU TỌA ĐÀM VỀ HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

Nha phap luat viet PhápHà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2006

Jean-Francois Blarel – Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam

Những năm gần đây, nhu cầu được ghép gan, mô và tế bào của người bệnh ở Việt Nam là rất lớn do khả năng chuẩn đoán cũng như các kỹ thuật điều trị được nâng cao.

Hiện nay, vấn đề hạn chế các bác sỹ thực hiện kỹ thuật chữa bệnh này cũng như hạn chế khả năng được tiếp cận không phải là phương diện kỹ thuật mà là môi trường pháp lý, điều kiện tổ chức và điều kiện kinh tế của ngành y học mũi nhọn này.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mọi người bệnh có thể tiếp cận một cách công bằng và an toàn kỹ thuật cấy ghép và đảm bảo người bệnh ghép được được chăm sóc lâu dài, Việt Nam đã bắt đầu tiến hành sửa đổi pháp luật hiện hành.

Thông qua hai lĩnh vực hợp tác quan trọng với Việt Nam, hợp tác pháp luật với Nhà Pháp luật Việt Pháp và hợp tác y học, tôi rất vui mừng vì nước Pháp có thể góp phần vào việc xây dựng Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người của Việt Nam.

Tôi xin cảm ơn Cơ quan Y sinh quốc gia những năm qua đã có nhiều đóng góp quan trọng không chỉ đối với nước Pháp mà cả đối với Châu Âu trong lĩnh vực hiến, lấy, ghép hết sức phức tạp này. Lĩnh vực này không chỉ thu hút sự quan tâm của những người làm trong lĩnh vực y học mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội.

Pháp luật phải đưa ra một khuôn khổ trong đó xác định thế nào là hợp pháp và thế nào là bất hợp pháp. Tôi hy vọng các bạn sẽ xây dựng được một văn bản pháp luật hoàn thiện nhất có thể, tức là các quy định trong đó phải đảm bảo quyền lợi tối đa của bệnh nhân đồng thời phải tôn trọng người hiến và thân nhân của họ.

Dĩ nhiên, văn bản luật này chỉ là giai đoạn đầu tiên. Để làm cho hoạt động này trở thành một phương pháp chữa bệnh an toàn và có thể áp dụng đối với hàng nghìn bệnh nhân Việt Nam trong những năm tới, lĩnh vực hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người này còn rất nhiều việc phải làm.

Công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân, thành lập các Hiệp hội bệnh nhân, đào tạo bác sỹ và đội ngũ nhân viên y tế cũng cần phải được quan tâm phát triển làm sao để cho người dân sẽ dần dần chấp nhận việc hiến bộ phận cơ thể như một cuộc cách mạng trong cách nghĩ, trong quan niệm đáp ứng sự mong mỏi, chờ đợi của người bệnh.

TRA CỨU VĂN BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


 

SOURCE: TỌA ĐÀM “DỰ THẢO LUẬT HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT PHÁP. Hà Nội – Ngày 4 và 5 tháng 4 năm 2006.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d