admin@phapluatdansu.edu.vn

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP TẠI CỘNG HÒA PHÁP

 NATHALIE CHAUVETCơ quan Lý lịch Tư pháp Quốc gia Cộng hòa Pháp

1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

1.1 Lịch sử hình thành

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là cơ quan cấp trung ương trực thuộc Vụ Hình sự và Ân xá của Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp. Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp có 2 vụ lớn là Vụ Dân sự và Ấn tín (Luật tư) và Vụ Hình sự và Ân xá (Luật hình sự). Ngoài ra, còn có Vụ Quản lý tòa án chịu trách nhiệm quản lý các cơ quan xét xử, thẩm phán và công chức nhà nước làm việc trong các cơ quan đó, Vụ Hành chính chịu trách nhiệm quản lý các trại giam và Vụ Bảo trợ tư pháp thanh thiếu niên chịu trách nhiệm quản lý các trường hợp phạm tội là trẻ em.

Ở Pháp, trước đây lý lịch tư pháp do các tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng nơi sinh của đương sự quản lý. Sau đó Bộ Tư Pháp đã thành lập Trung tâm Lý lịch tư pháp trung ương, trực thuộc Vụ Hình sự và Ân xá. Đến năm 1966, Trung tâm này được chuyển về thành phố Nantes. Luật số 80-2 ngày 4/1/1980 (được pháp điển hóa thành các Điều từ 768 đến 781 và R.62 đến R.90 của Bộ luật Tố tụng hình sự) đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc tin học hóa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và thành lập một trung tâm dữ liệu điện tử thống nhất về lý lịch tư pháp vẫn đặt tại Nantes thay thế cho Trung tâm Lý lịch tư pháp trung ương. Trung tâm này có tên gọi là Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia (Trung tâm) bắt đầu hoạt động từ năm 1982.

Hiện nay, ông Phillipe DELABRE, Thẩm phán, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự và Ân xá đảm nhiệm chức vụ Giám đốc của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Ông Phillipe DELABRE cũng là người chịu trách nhiệm quản lý Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp quốc gia về tội phạm tình dục được thành lập và hoạt động từ năm 2005.

Ban Tổng Thư ký của Bộ Tư pháp đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia vì Ban này phụ trách quản lý toàn bộ nhân sự của Trung tâm. Ngoài ra, Ban Tổng Thư ký còn có nhiệm vụ cung cấp các phương tiện tin học hóa, quản lý ngân sách và đội ngũ kỹ thuật viên tin học làm việc tại Trung tâm.

Lợi ích đầu tiên của việc quản lý tập trung lý lịch tư pháp là giúp thống nhất công tác quản lý lý lịch tư pháp. Theo đó, sẽ có quy định chung được áp dụng cho toàn bộ các hồ sơ lý lịch tư pháp dù quyết định, bản án do cơ quan nào tuyên đi chăng nữa.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Hội thảo về Lý lịch Tư pháp,  Nhà Pháp luật Việt – Pháp

 Hà Nội, ngày 08/11/2010

BẢN DỊCH CỦA NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d