admin@phapluatdansu.edu.vn

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THS. NGUYỄN VĂN TIẾN – Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Mt s hn chế, vướng mc thường gp trong gii quyết tranh chp liên quan hp đồng tín dng

Qua thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp liên quan hợp đồng tín dụng, các Tòa án thường gặp một một số hạn chế, vướng mắc như sau:

Nhng hn chế, vướng mc do quy định ca pháp lut

V đánh giá giá tr ca tài sn hình thành trong tương lai

Theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản hình thành trong tương lai bao gồm (1) tài sản chưa hình thành và (2) tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. Việc pháp luật quy định cho phép thế chấp tài sản hình thành trong tương lai đã mở ra cơ hội cho thị trường giao dịch dân sự phát triển sôi động, tuy nhiên cũng dẫn tới hệ lụy khi giải quyết tranh chấp. Theo đó, hiện nay, trừ quyền sử dụng đất, nhà ở và các bất động sản khác, tuy đã hiện hữu từ nhiều năm nhưng vẫn có thể được xác định là tài sản hình thành trong tương lai do chưa hoàn thành giao dịch liên quan hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Tuy nhiên, đối với tài sản chưa hình thành trên thực tế vẫn được coi là tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ thì Tòa án gặp nhiều khó khăn trong việc định giá, đánh giá giá trị tài sản, thậm chí có những tài sản khó có thể xác định được khi nào sẽ hình thành xong.

V xác định lut áp dng đối vi hp đồng thế chp liên quan tài sn hình thành trong tương lai

Nhiều quan hệ thế chấp các tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản đang hình thành mà pháp luật qui định phải đăng ký được các đương sự xác lập bằng hợp đồng thế chấp quyền phát sinh từ hợp đồng chuyển quyền sở hữu trong tương lai (ví dụ hợp đồng thế chấp quyền phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai), mà không lựa chọn hình thức hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Dẫn đến việc xác định pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp là rất khó khăn. Khi xử lý, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, có quan điểm xử lý tài sản thế chấp cũng có quan điểm xử lý quyền phát sinh từ hợp đồng chuyển quyền.

V công chng hp đồng thế chp tài sn hình thành trong tương lai

Luật Công chứng hiện hành không có qui định về công chứng giao dịch thế chấp tài sản hình thành trong tương lai; đồng thời, qui định hồ sơ yêu cầu công chứng phải có Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó. Qui định này dẫn đến nhiều hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, mà trực tiếp nhất là hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai bị từ chối công chứng. Do hợp đồng không được công chứng, Tòa án không thể mặc nhiên xem hợp đồng đã có giá trị chứng cứ mà phải tiến hành xác minh, lấy lời khai, đối chất, thu thập chứng cứ… để xác định nội dung quan hệ thế chấp. Trường hợp đương sự không hợp tác, thì việc giải quyết vụ án có thể bị kéo dài, ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người nhận thế chấp và người thế chấp.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: HỘI THẢO “THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIẾN QUAN ĐẾN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN”, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – HIỆP HỘI NGÂN HÀNG VIỆT NAM, NGÀY 04/10/2019. HỘI AN, QUẢNG NAM

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d