admin@phapluatdansu.edu.vn

Thực tiễn xét xử các vụ án kinh doanh thương mại VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI ĐÀ NẴNG

 LÊ TỰ – Chánh Tòa kinh tê, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

1. Nhng vướng mc và bt cp

a. V áp dng th tc t tng

Th nht, thủ tục, thời hạn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ở cấp tỉnh là kéo dài, gây khó khăn cho việc giải quyết, xử lý tài sản thế chấp nhằm thu hồi vốn vay. Xuất phát từ đặc thù thẩm quyền giải quyết các loại vụ việc có yếu tố nước ngoài bao gồm chủ yếu là đương sự ở nước ngoài, tài sản bảo đảm ở nước ngoài, quá trình tiến hành tố tụng, Tòa án phải thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài và ấn định thời hạn tiến hành phiên họp hòa giải, phiên tòa phải theo qui định tại Điều 476 Bộ luật Tố tụng dân sự. Đơn cử, thời hạn ấn định phiên tòa không được sớm hơn 9 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Mặc dù Tòa án đã tiến hành thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ phục vụ cho công tác giải quyết vụ án, nhưng phải chờ đến hạn luật định mới có thể tiến hành hòa giải hoặc xét xử. Việc giải quyết vụ án vì thế mà kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến tương quan giữa giá trị nợ gốc, lãi vay và giá trị tài sản bảo đảm vào thời điểm giải quyết bằng bản án, quyết định. Chưa kể, việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài nhằm tống đạt văn bản tố tụng và thu thập chứng cứ hiện nay, đối với loại tranh chấp này, gần như không có kết quả, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án được toàn diện, bảo đảm tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Th hai, đương sự, chủ yếu là bên vay, người bảo lãnh, hoặc chủ sở hữu tài sản thế chấp thiếu hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án, cố tình vắng mặt, trì hoãn các phiên họp hòa giải, phiên tòa cũng như các phiên làm việc theo triệu tập hợp lệ của Tòa án; từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về tình trạng quản lý, sử dụng tài sản thế chấp; có người thứ ba liên quan. Trên thực tiễn, đương sự là cá nhân bỏ đi nơi khác sinh sống, có dấu hiệu trốn nợ, tổ chức thường xuyên thay đổi địa chỉ trụ sở, địa chỉ nơi cư trú không thể xác định được địa chỉ cụ thể.

Th ba, đương sự là tổ chức tín dụng thiếu trách nhiệm trong việc cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay và thẩm định giá trị tài sản thế chấp sơ sài trong khi cấp khoản tín dụng rất lớn. Có ngân hàng cấp tín dụng để bị đơn thanh toán cho hợp đồng mua bán tài sản mà tài sản trong hợp đồng này chính là tài sản thế chấp, định giá tài sản theo giá trị trong hợp đồng mua bán nhưng đến khi thực hiện được quá nửa hợp đồng tín dụng mới phát hiện các bên trong hợp đồng mua bán đã nâng khống giá trị tài sản. Không tiến hành xác minh một cách sâu xát, toàn diện tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản được thế chấp cho nhiều khoản vay, mỗi khoản vay đều nhỏ hơn giá trị tài sản thế chấp nhưng tổng các khoản vay lại lớn hơn giá trị tài sản thế chấp. Trường hợp khác, tài sản thế chấp đang được cho thuê, tài sản thế chấp đã được gán nợ, tài sản thế chấp đã bán cho người khác. Hoặc trường hợp tài sản thế chấp được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng do một người là vợ/chồng đứng tên trong Giấy chứng nhận; tài sản thế chấp là tài sản chung của các đồng thừa kế nhưng do một người đứng tên trong Giấy chứng nhận; tài sản thế chấp có một phần thuộc sở hữu hợp pháp của người khác trong khi người vay, người liên quan không thông báo cho Tòa án mà Ngân hàng cũng không nắm được thông tin, đã gây không ít khó khăn cho Tòa án khi giải quyết vụ án, xác định người liên quan, nhập vụ án…

Th tư, tổ chức tín dụng không thông báo cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm và các bên liên quan về nội dung bán nợ giữa Tổ chức tín dụng và Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (gi tt là VMAC); theo qui định Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 và Thông tư số 14/2015/TT-NHNN ngày 28/8/2015. Quá trình Tòa án cấp sơ thẩm (Tòa án quận, huyện tại Đà Nẵng) giải quyết tranh chấp, đại diện tổ chức tín dụng không thông báo cho Tòa án về nội dung mua bán nợ này.

….


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Hội thảo “Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân”, Tòa án nhân dân tối cao – Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Ngày 04/10/2019. Hội An, Quảng Nam

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading