admin@phapluatdansu.edu.vn

MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐẶC THÙ trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

PHAN NGUYỄN DIỆP LAN – Trưởng Ban pháp lý BHNT Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Giám đốc pháp lý & tuân thủ Công ty BHNT Manulife

I. Các quy định đặc thù về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

1. Hp đồng bo him nhân th

1.1. Các quy định ca pháp lut

Bộ luật Dân sự năm 2005 có Chương XVIII về các hợp đồng dân sự thông dụng, Mục 11 về hợp đồng bảo hiểm bao gồm 19 điều. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thay thế Bộ luật Dân sự năm 2005 kể từ 01/01/2017 và không còn chương quy định riêng về hợp đồng bảo hiểm.

Luật Kinh doanh Bảo hiểm có Chương 2 quy định về hợp đồng bảo hiểm, bao gồm 19 điều quy định chung (từ Điều 12 đến Điều 30) và 9 điều quy định riêng cho hợp đồng bảo hiểm con người, trong đó có bảo hiểm nhân thọ (từ Điều 31 đến Điều 39).

Nghị Định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Kinh doanh Bảo hiểm.

Quyết định 35/2015/QĐ-TTg ban hành danh mục bổ sung hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng mẫu.

1.2. Hp đồng bo him – Hp đồng theo mu

Theo quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn:

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định (Điều 14 Luật Kinh doanh Bảo hiểm).

Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và các sản phẩm bảo hiểm tai nạn, sức khỏe phải được Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc điều khoản sản phẩm và biểu phí trước khi triển khai (Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP).

Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể có các sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm chính và các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ tai nạn, sức khỏe đính kèm.

Theo Quyết định 35/2015/QĐ-TTg, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cần được đăng ký mẫu với Bộ Công thương trước khi triển khai.

Trên cơ sở các quy định về hợp đồng bảo hiểm và thực tiễn triển khai các sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường, Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã cùng nhau ký kết ban hành Quy chế số 4330/QCPH/BTC-BCT ngày 31/3/2017 về việc phối hợp giữa Bộ Tài chính và Bộ Công thương trong việc phê chuẩn sản phẩm, đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với bảo hiểm nhân thọ (“Quy chế 4330”). Quy chế 4330 ngoài việc ban hành quy trình phối hợp giữa hai Bộ trong việc phê chuẩn quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm nhân thọ còn ban hành kèm theo bộ quy tắc điều khoản mẫu của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ truyền thống để các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng trong việc phát triển quy tắc, điều khoản sản phẩm của mình.

Căn cứ vào các quy định hiện hành, một bộ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ bao gồm:

(i) Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm;

(ii) Chứng nhận bảo hiểm;

(iii) Quy tắc và điều khoản sản phẩm bảo hiểm chính và (các) sản phẩm bảo hiểm bổ trợ đi kèm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn;

(iv) Các thỏa thuận khác, nếu có, được giao kết hợp lệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm trong quá trình giao kết và thực hiện Hợp đồng bảo hiểm.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Hội thảo “Pháp luật kinh doanh bảo hiển và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ”, Tòa án nhân dân tối cao, ngày 25/5/2018. Phú Quốc, Kiên Giang

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading