Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

KỶ YẾU HỘI THẢO “DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT–PHÁP, THÁNG 4 NĂM 2010

Advertisements

 Mt s nhn xét chung v d tho Lut bo v quyn li người tiêu dùng

Ông Alexandre DAVID

Nghĩa vụ thông tin cho người tiêu dùng là một nội dung quan trọng và được đề cập ở các Điều 10, 11, 12, 13 của Dự thảo Luật. Điều 10 tập trung vào nghĩa vụ thông tin cho người tiêu dùng, các điều còn lại quy định về các hành vi thương mại không lành mạnh. Tôi cho rằng muốn bảo vệ người tiêu dùng, phải hành động trước khi có tranh chấp, thậm chí là trước khi giao kết hợp đồng để đảm bảo sự bình đẳng giữa cá nhân, tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng trước khi hợp đồng được ký kết, đồng thời ngăn cản và xử lý các phương thức bán hàng gây ảnh hưởng xấu không những đến người tiêu dùng mà đến toàn bộ những đối thủ cạnh tranh khác. Ở Pháp, các hành vi này có thể bị xử lý bằng các biện pháp dân sự (hủy hợp đồng) hay hình sự (đối với hành vi của cá nhân, tổ chức kinh doanh lợi dụng khách hàng).

Trước hết, tôi xin đề cập đến việc bảo vệ người tiêu dùng thông qua nghĩa vụ cung cấp thông tin. Ở Pháp, quy định này đã tồn tại từ thời La Mã, và đến thời Trung Cổ, đã có nhiều nguyên tắc được thiết lập giữa thương nhân và người mua hàng, theo đó người bán có nghĩa vụ nêu rõ các điều kiện của hợp đồng. Nếu hợp đồng không rõ ràng thì điều khoản không rõ ràng phải được giải thích theo hướng có lợi cho người mua. Nội dung này cũng đã được đưa vào Bộ luật Dân sự của Pháp năm 1804. Nhà lập pháp của Pháp đã sớm ban hành nhiều quy định để bảo vệ quyền lợi các bên trong giao kết hợp đồng, chẳng hạn đối với hợp đồng mua bán sản nghiệp thương mại, đã có nhiều văn bản luật quy định những các điều khoản cần nêu rõ trong hợp đồng.

Về nghĩa vụ cung cấp thông tin, nhà lập pháp của Pháp phải đối mặt với 2 vấn đề khi ban hành các quy định về vấn đề này: thứ nhất là cung cấp quá nhiều thông tin dẫn đến bão hòa thông tin, thứ hai là tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tốn nhiều chi phí cho việc cung cấp thông tin.

Điều 10 Dự thảo Luật quy định người có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo quy định của Dự thảo này chính là tổ chức, cá nhân kinh doanh. Vấn đề đặt ra ở đây là khái niệm “tổ chức, cá nhân kinh doanh » theo Dự thảo này được hiểu là người bán, vậy người sản xuất có được coi là “tổ chức, cá nhân kinh doanh » không? Bởi lẽ trong một số trường hợp, người sản xuất là người hiểu rõ sản phẩm hơn người bán. Một vấn đề khác là nên quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin chung đối với mọi đối tượng người tiêu dùng, hay chỉ với người tiêu dùng là nhà chuyên nghiệp, có kiến thức trong lĩnh vực đó hay không? (VD: người mua máy tính có kiến thức về tin học).


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: HỘI THẢO “DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP, HÀ NỘI, NGÀY 20 – 21/4/2010

Exit mobile version