Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ, NGHỊ QUYẾT SỐ 42/2017/NQ-QH NGÀY 21/6/2017 CỦA QUỐC HỘI VỀ THÍ ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Advertisements

TS. TRẦN VĂN HÀ –  Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao

Thực trạng áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân

1. Tình hình giải quyết

Theo số liệu Báo cáo của 47/64 Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình giải quyết vụ án liên quan đến nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Tòa án nhân dân các cấp nhận được 11 đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, trong đó số vụ án tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thụ lý giải quyết theo thủ tục rút gọn là 05 vụ. Qua báo cáo của các Tòa án thấy rằng, số đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và số vụ án tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thụ lý giải quyết theo thủ tục rút gọn là rất khiêm tốn.

Nguyên nhân là do việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với loại việc này phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Phần thứ tư của Bộ luật Tố tụng dân sự về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn. Các tranh chấp này thường liên quan hợp đồng tài chính tín dụng – một trong những lĩnh vực chuyên môn khó; khi đã khởi kiện đến Tòa án thì thường rất phức tạp, đương sự nại ra nhiều lý do để kéo dài thời gian giải quyết vụ án; việc xử lý tài sản bảo đảm gặp khó khăn chủ yếu do đương sự cố tình chống đối, các bên không thống nhất về giá tài sản, việc định giá tài sản mất thời gian, v.v. Đồng thời, trong bối cảnh, Thẩm phán, cán bộ Tòa án phải giải quyết số lượng vụ việc ngày càng lớn, gia tăng áp lực về thời gian, khối lượng công việc; chưa mạnh dạn triển khai thực hiện thủ tục rút gọn vì chưa có “tiền lệ”, tâm lý “sợ sai sót” trong quá trình xét xử đã phần nào dẫn đến số lượng vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại Tòa án chưa nhiều.

2. Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

2.1. Khó khăn, vướng mắc

Tuy số vụ án tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được giải quyết theo thủ tục rút gọn theo quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội và Bộ luật Tố tụng dân sự không nhiều nhưng quá trình giải quyết tại Tòa án cũng phát sinh một số vướng mắc sau đây:

2.1.1. Về tố tụng

– Về việc ủy thác thu thập chứng cứ, trường hợp vụ án có nhiều đương sự ở nhiều nơi, khác địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh, Tòa án phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp nhưng một số Tòa án không thực hiện việc nhận ủy thác hoặc chậm thực hiện làm kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


 

SOURCE: HỘI THẢO “THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIẾN QUAN ĐẾN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN”, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – HIỆP HỘI NGÂN HÀNG VIỆT NAM, NGÀY 04/10/2019. HỘI AN, QUẢNG NAM

Exit mobile version