admin@phapluatdansu.edu.vn

BẮT GIỮ TÀU BIỂN THEO PHÁP LUẬT CỘNG HÒA PHÁP

YVES TASSEL – Giáo sư luật học, Trường Đại học Nantes

ABEL PANSARD – Thừa phát lại

Tôi xin các bạn lưu ý là trong lĩnh vực pháp luật cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống, chúng ta phải hình dung ra được hai thái cực của chúng. Ở đây, một thái cực có liên quan đến khía cạnh kỹ thuật của pháp luật, còn thái cực kia liên quan đến các ý tưởng chủ quan của con người, ở mức độ nào đó, đó là những ý tưởng, những quan niệm về văn hoá, về chính trị. Cả hai thái cực này đều rất quan trọng, có thể chi phối các lĩnh vực của pháp luật, kể cả trong lĩnh vực luật hàng hải. Khi đi sâu nghiên cứu về pháp luật, ta có thể thấy đây là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, có thể chia thành nhiều ngành luật khác nhau.

Về mặt truyền thống pháp lý, chúng tôi phân biệt rất rõ ràng một bên là các quan hệ giữa các cá nhân với nhau và một bên là các quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước và với các chủ thể của Nhà nước. Dựa vào đó, chúng tôi phân ra làm hai ngành luật chủ yếu là ngành tư pháp và ngành công pháp. Tuy nhiên, khi đi sâu hơn vào ngành tư pháp, chúng ta còn thấy rất nhiều mối quan hệ khác nhau giữa các cá nhân. Như vậy, ngành luật tư pháp còn có thể được chia thành rất nhiều ngành luật nhỏ nữa, ví dụ như luật hôn nhân gia đình, luật thương mại hay luật tư pháp quốc tế. Và đôi khi, ở Pháp người ta còn nói đến luật hàng hải. Tuy nhiên, luật hàng hải là một ngành luật rất đặc biệt vì nó điều chỉnh các vật và các sự kiện có liên quan đến biển, mà biển là một không gian trên đó không phải lúc nào cũng có quyền tài phán của các quốc gia. Trong khi đó, chủ quyền của một quốc gia trên phần lãnh thổ (đất liền) là tuyệt đối. Do đó, tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động trên lãnh thổ đều xuất phát từ những cơ quan lập pháp của quốc gia đó. Nhưng, những quy phạm pháp luật liên quan đén biển và các phương tiện đi lại trên biển chủ yếu thuộc lĩnh vực luật pháp quốc tế. Đó cũng chính là đặc thù của pháp luật hàng hải: Có liên quan đến biển và các phương tiện giao thông, các sự kiện xảy ra trên biển. Chúng ta có thể nhận thấy điều này thông qua pháp luật về bắt giữ tàu biển.

Chúng ta đều biết rằng tàu là một tài sản thuộc sở hữu cá nhân, có thể là một thể nhân hay một pháp nhân. Tuy nhiên, tài sản là con tàu này rất đặc biệt vì tàu là một vật có quốc tịch. Đối với pháp luật của Pháp và các nước khác ở châu Âu, chỉ có hai loại vật duy nhất được mang quốc tịch là máy bay và tàu biển. Hơn nữa, tàu còn có tên riêng, có một cảng đỗ được coi như nơi cư trú. Tàu còn được đánh giá tuỳ theo tầm vóc, tải trọng…

Bên cạnh đặc tính pháp lý tôi vừa trình bày với các bạn, con tàu còn có giá trị thực tế, được sử dụng vào một mục đích nào đó: Mục đích thương mại, đánh cá, khai thác dầu khí, du lịch… Ngoài ra, tàu còn có một cuộc sống riêng, phải tiếp nhiên liệu để “sống”, phải làm việc (thương mại, đánh cá hay du lịch…). Đến một thời điểm nào đó tàu cũng phải “chết”, có thể “chết” trong tình trạng bình thường do “già cỗi”, hoặc trong những tình trạng tồi tệ hơn, như gặp tai nạn, thiên tai… Luật hàng hải có nhiệm vụ giải quyết tất cả những tranh chấp nảy sinh liên quan đến việc khai thác con tàu đó. Trong đời sống của một con tàu, tàu là đối tượng của rất nhiều mối quan hệ pháp lý, đặc biệt là những hợp đồng được ký kết liên quan đến con tàu đó.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


 

SOURCE: Hội thảo “Pháp luật về bắt giữ tàu biển”, Nhà Pháp luật Việt Pháp. Hà Nội, ngày 21-23/08/2000

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading