admin@phapluatdansu.edu.vn

THÀNH LẬP VÀ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT CỘNG HÒA PHÁP

BẢN DỊCH CỦA NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP 

1. Trong nửa đầu thế kỷ XIX, nhiều học giả đã có tư tưởng cho rằng để đảm bảo và phát huy tính liên tục của lợi ích công trước những biến đổi khó lường của các hoạt động tư nhân thì cách tốt nhất là sử dụng đến doanh nghiệp nhà nước. Tuỳ vào mục đích thành lập, doanh nghiệp nhà nước có thể được tổ chức dưới các hình thức khác nhau.

Vào thời kỳ đó, phạm vi hoạt động của Nhà nước chỉ giới hạn ở bốn lĩnh vực truyền thống là quốc phòng, tư pháp, tài chính tiền tệ và đối ngoại. Dưới chế độ Nhà nước-cảnh sát, đại đa số các dịch vụ công đều được tư nhân hoá. Ngân hàng quốc gia Pháp khi được thành lập vào năm 1800 có quy chế là một đơn vị kinh tế tư nhân, các công trình lớn của Nhà nước cũng đều được giao cho tư nhân thực hiện.

Chiến tranh thế giới thứ nhất đặt dấu chấm hết cho một giai đoạn lịch sử kéo dài của chủ nghĩa kinh tế tự do. Lạm phát gia tăng làm phá sản tầng lớp người sống nhờ lợi tức, thể hiện sự yếu thế của hoạt động kinh tế tư nhân và làm giảm tính năng động của khu vực tư nhân. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện một học thuyết mới bắt nguồn từ tư tưởng chủ nghĩa Mác, nhìn nhận thặng dư tư bản là kết quả bóc lột của giới chủ đối với người lao động và do đó cần lấy Nhà nước để thay thế cho giới chủ.

2. Trong thực tế, khu vực doanh nghiệp nhà nước đã mở rộng và phát triển qua ba giai đoạn kế tiếp nhau:

– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919), Nhà nước thành lập mới nhiều doanh nghiệp nhà nước (chủ yếu là các công ty khai thác cảng độc lập) và các công ty công tư hợp doanh (Công ty khai thác dầu khí Pháp, Công ty hàng không Pháp Air France v.v…). Khi Mặt trận dân tộc lên nắm quyền (1935) thì những vụ quốc hữu hoá đầu tiên bắt đầu được tiến hành (đường sắt, quân dụng).

– Sau chiến tranh thế giới thứ II, Khu vực doanh nghiệp nhà nước phát triển mạnh về quy mô sau làn sóng quốc hữu hoá ồ ạt (Ngân hàng quốc gia Pháp và các ngân hàng tiền gửi, bảo hiểm, khí đốt, than, điện v.v…). Quá trình củng cố và phát triển khu vực nhà nước được tiếp tục theo đuổi với những vụ thành lập mới doanh nghiệp nhà nước, quốc hữu hoá một cách kín đáo và tập trung kinh tế (Ngân hàng quốc gia Paris, SNIAS, v.v…).

– Khi lên nắm quyền vào năm 1981, Chính phủ của Đảng xã hội bắt đầu thực hiện chương trình quản lý chung được định ra năm 1972 theo đó tập trung quốc hữu hoá 5 tập đoàn công nghiệp chiến lược, 39 ngân hàng và 2 công ty tài chính, kiểm soát vốn hoặc tham gia vốn vào nhiều lĩnh vực công nghiệp khác (hoá học, luyện kim, hàng không, bưu chính viễn thông v.v…).

3. Sau đó, người ta nhanh chóng nhận ra rằng Nhà nước vô trách nhiệm chính là loại chủ doanh nghiệp tồi tệ nhất. Bên cạnh đó, quan điểm ngoại giao của Pháp ủng hộ việc xây dựng một Châu Âu thống nhất và một Liên minh kinh tế Châu Âu (trở thành Liên minh Châu Âu kể từ ngày 1 tháng 11 năm 1993) đã buộc phải xem xét lại một cách toàn bộ các cơ cấu kinh tế của Pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh thương mại của đất nước và tạo cơ chế huy động tài chính và đầu tư cho các nhà đầu tư tư nhân. Khi đó, Chính phủ Pháp không lường trước được những hệ quả xã hội của những chính sách này, mặc dù đó là những chính sách cần thiết, cũng như không lường trước sự gia tăng của nạn thất nghiệp xuất phát từ những cải cách cơ cấu triệt để đó, từ những cải tiến công nghệ do sự phát triển của tin học mang lại.

4. Chính phủ mới được thành lập sau cuộc bầu cử đại biểu quốc hội năm 1986 đã lập tức thực hiện một chương trình tư nhân hoá quy mô lớn các doanh nghiệp nhà nước chủ chốt. Để tượng trưng cho nỗ lực này, Chính phủ lúc đó đã bổ nhiệm một Bộ trưởng phụ trách vấn đề tư nhân hoá.

5. Trong bài phát biểu của mình về tư nhân hoá tại Đại hội các tiến sỹ luật ngày 3 tháng 4 năm 1987, Thủ tướng Jacques Chirac nêu lên “ba loạt yếu tố chính chứng minh cho chính sách tư nhân hoá:


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Tọa đàm Pháp luật về Doanh nghiệp Nhà nước”, Nhà Pháp luật Việt Pháp. Hà Nội, ngày 0203/07/2003

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading