THS. NGUYỄN VĂN TIẾN – Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm thì các vụ án tranh chấp về bảo hiểm ngày càng tăng về số lượng và mức độ phức tạp đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới cho Tòa án nhân dân các cấp trong việc giải quyết các tranh chấp này. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án cho thấy pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nói chung cũng như quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nói riêng cũng còn một số hạn chế, bất cập. Trong phạm vi bài tham luận này, tôi sẽ đưa ra một số vướng mắc điển hình trong quá trình giải quyết các tranh chấp về bảo hiểm tại Tòa án và nêu một vài kiến nghị để trao đổi tại buổi Hội thảo này như sau:
1. Về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Để bảo đảm yêu cầu như đã đề cập ở trên, đối với pháp luật về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm hiện hành phải xem xét một số quy định cụ thể mà trong đó cần có sự quan tâm đặc biệt đến những quy định tồn tại mang tính bản chất, thể hiện đặc thù của hoạt động thương mại đặc biệt này. Những quy định này mang tính cá biệt hoá nội dung pháp luật kinh doanh bảo hiểm so với nội dung pháp luật về các hoạt động thương mại khác. Nguyên tắc bình đẳng-tự do-tự nguyện cam kết, thoả thuận được ghi nhận tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 của Bộ luật Dân sự thì nội dung của hợp đồng là hoàn toàn do các bên quyết định và phụ thuộc vào ý chí của các bên, các quy định về nội dung hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự chỉ mang tính chất khuyến nghị các bên trong quan hệ hợp đồng thoả thuận để hạn chế được phần nào những tranh chấp, bất đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong khi đó, nội dung của hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, được sửa đổi, bổ sung năm 2010 (sau đây gọi là Luật Kinh doanh bảo hiểm) có quy định: “…Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm…” là bắt buộc, không thể thiếu, buộc các phải ghi nhận trong hợp đồng.
Xét về tính chất của kinh doanh bảo hiểm thì kinh doanh bảo hiểm bản chất là hoạt động thương mại đặc thù, có đối tượng hợp đồng cũng đặc thù, được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Kinh doanh bảo hiểm, đó là “Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm”. Vì vậy, những nội dung của hợp đồng mà Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định như phân tích nêu trên phải được thỏa thuận bắt buộc và phải được ghi nhận tại trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm. Việc ghi nhận “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm” trong hợp đồng sẽ giúp cho người mua bảo hiểm xác định được rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mình khi ký hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, quy định về “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm” trong Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện nay chưa hợp lý, chưa bảo đảm được nguyên tắc cân bằng quyền lợi của các chủ thể khi tham gia quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể, theo quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện nay thì điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được hiểu là các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền hoặc không phải bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Nghĩa là, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ không nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào của bên bán bảo hiểm. Quy định này nhằm hướng tới mục đích bảo đảm ghi nhận bản chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là luôn dựa trên nguyên tắc lấy số đông để bù chi trả cho thiểu số. Hoạt động chi trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp chỉ có thể được tiến hành khi số lượng người mua bảo hiểm gấp nhiều lần số người gặp những rủi ro. Ngược lại, khi số lượng người tham gia mua bảo hiểm không đáng kể mà doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chi trả bảo hiểm thì việc chi trả này của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không rơi vào trạng thái đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán khi xảy ra những sự kiện bảo hiểm như thiên tai, chiến tranh… Bởi lẽ, những sự kiện bảo hiểm này sẽ gây ra hàng loạt những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con người trên phạm vi rộng và quy mô vô cùng lớn. Vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm lúc này có thể sẽ không đủ khả năng tài chính để chi trả các khoản tiền bảo hiểm và tiền bồi thường cho những tổn thất mà người mua bảo hiểm phải gánh chịu. Thậm chí xấu hơn là doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi rơi vào tình trang mất khả năng thanh toán. Do đó, có thể khẳng định quy định về điều khoản “loại trừ trách nhiệm bảo hiểm” là quy định bắt buộc phải có trong hợp đồng nhưng thực tế tồn tại hạn chế, vướng mắc sau đây:
….
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: Kỷ yếu Hội thảo về “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ”. Tòa án nhân dân tối cao. Nha Trang, 8/2019.
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005, Hợp đồng, LUẬT TÀI CHÍNH - TÍN DỤNG - CHỨNG KHOÁN - BẢO HIỂM, Trách nhiệm dân sự |
Leave a Reply