LS. TRẦN THỊ CHI LAN – Giám đốc Pháp lý Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
Cùng với sự phát triển của ngành bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây, các tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng có sự gia tăng đáng kể cả về số lượng lẫn tính chất phức tạp. Kéo theo đó là sự tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập đối với các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh này. Điều này tất yếu dẫn đến sự áp dụng pháp luật không hiệu quả từ các chủ thể áp dụng pháp luật, chủ thể áp dụng các quy định pháp luật này thường xuyên trong quá trình giải quyết tranh chấp có thể kể đến là các cơ quan tài phán có thẩm quyền của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực trạng trên gây ra nhiều khó khăn cho các chủ thể bị áp dụng pháp luật như doanh nghiệp bảo hiểm, các tổ chức/cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Một số tranh chấp phổ biến phải kể đến việc áp dụng và giải thích các quy định liên quan đến điều khoản, điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm (HĐBH)…
Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đưa ra một số trường hợp điển hình để Hội thảo có cái nhìn toàn diện và có ý kiến đóng góp, với hy vọng Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) sẽ phân tích, đánh giá, tổng hợp để đưa ra đường lối xét xử đúng đắn và thống nhất trên cả nước đối với những vụ việc có tính chất tương tự.
Một số vấn đề pháp lý được đề cập tại bài viết như sau:
1. Xác định có hay không trách nhiệm trả tiền lãi cho việc bồi thường bảo hiểm
Theo điểm c khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật KDBH), doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) có nghĩa vụ “Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm (NĐBH) khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Một số tranh chấp DNBH vướng mắc về tiền lãi thường gặp:
….
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: Kỷ yếu Hội thảo về “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ”. Tòa án nhân dân tối cao. Nha Trang, 8/2019
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: LUẬT TÀI CHÍNH - TÍN DỤNG - CHỨNG KHOÁN - BẢO HIỂM |
Leave a Reply