admin@phapluatdansu.edu.vn

DIỄN ÁN VỤ ÁN LAO ĐỘNG VỀ SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG

 CÁC THUYẾT TRÌNH VIÊN:

– THẨM PHÁN JEAN-PIERRE FEYDEAU, Chánh Toà lao động, Toà phúc thẩm Paris.

LUẬT SƯ RIBADEAU-DUMAS, Đoàn luật sư Paris, thành viên Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư.

– LUẬT SƯ JEAN-NOEL BEAULIEU, Đoàn luật sư Nanterre, chuyên về luật lao động.

A. DIỄN ÁN SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG VÌ LÝ DO CÁ NHÂN

Các quy định cơ bn v t tụng lao đng, mt ngành lut phát trin rt nhanh và có rt nhiu tranh chp lao đng xy ra Pháp.

Ông FEYDEAU:

Trong hệ thống pháp luật Pháp, Toà lao động là một Toà án hết sức đặc biệt nếu so sánh với các Toà án khác như Toà dân sự vì Toà dân sự là Toà án có thẩm quyền xét xử chung.

Toà lao động của Toà phúc thẩm xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà lao động sơ thẩm, còn gọi là Hội đồng hoà giải lao động. Toà lao động sơ thẩm có thành phần rất đặc biệt vì không có các thẩm phán chuyên nghiệp. Các thẩm phán của Toà lao động sơ thẩm là những thẩm phán do người sử dụng lao động hoặc người làm công ăn lương bầu ra. Cứ 5 năm một lần, việc bầu thẩm phán cho Toà lao động sơ thẩm lại được tổ chức, việc làm này có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là đối với công đoàn và người làm công ăn lương. Công đoàn và người làm công ăn lương giới thiệu các ứng cử viên và qua đó, có thể xác định được mức độ đại diện của mình tại Toà lao động.

Trong hội đồng xét xử của Toà lao động sơ thẩm, có đại diện ngang số giữa người sử dụng lao động và người làm công ăn lương, thông thường gồm 2 người sử dụng lao động và 2 người làm công ăn lương. Điều này đặt ra một số khó khăn trong việc ra quyết định theo đa số. Nếu 2 người sử dụng lao động có quan điểm có lợi cho giới chủ và hai người làm công ăn lương có quan điểm có lợi cho phía người lao động thì khó có thể tìm được một giải pháp. Để khắc phục vướng mắc trong trường hợp này, pháp luật quy định các thành viên của Toà lao động sơ thẩm có thể yêu cầu sự can thiệp của một thẩm phán chuyên nghiệp. Đó là một thẩm phán của Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng và chịu trách nhiệm lựa chọn một giải pháp sau khi đã nghị án cùng với các thẩm phán không chuyên nghiệp. Theo những kết quả thống kê mới đây, chỉ có 10% các vụ kiện lao động phải yêu cầu thẩm phán chuyên nghiệp can thiệp, nghĩa là phần lớn các vụ kiện được giải quyết với hội đồng xét xử thông thường của Toà lao động sơ thẩm. Thẩm phán chuyên nghiệp chỉ can thiệp trong trường hợp việc ra quyết định của Toà lao động sơ thẩm gặp khó khăn nhưng khi vụ việc lên đến cấp phúc thẩm, thì chỉ do thẩm phán chuyên nghiệp giải quyết. Toà lao động của Toà phúc thẩm gồm 3 thẩm phán chuyên nghiệp xử phúc thẩm bản án, quyết định của Toà lao động sơ thẩm. Việc Hội đồng xét xử của Toà lao động sơ thẩm chỉ gồm các thẩm phán không chuyên đôi khi bị tranh cãi. Một số người đề xuất rằng bên cạnh các thẩm phán không chuyên, phải có sự tham gia thường trực của một thẩm phán chuyên nghiệp. Tuy nhiên, công đoàn rất bảo vệ chế độ các thẩm phán không chuyên nên cho tới nay, tình hình vẫn chưa có gì thay đổi.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: HỘI THẢO “VAI TRÒ CỦA CÁC NGHỀ TƯ PHÁP BỔ TRỢ TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP, NĂM 1999.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d