admin@phapluatdansu.edu.vn

MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI

 CỤC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT BẢO HIỂMBỘ TÀI CHÍNH

I. Kinh nghiệm của Nhật Bản

1. Quá trình phát triển của chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới (CALI) tại Nhật Bản

– Vào cuối những năm 1940, ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Số lượng xe ô tô tăng từ 140.000 (năm 1945) lên 1,5 triệu (năm 1955). Theo là sự gia tăng về tai nạn giao thông; số vụ tai nạn giao thông tăng từ 12.000 vụ (năm 1945) lên hơn 80.000 vụ (năm 1995).

– Tuy nhiên, tại thời điểm đó không có quy định pháp luật cụ thể liên quan đến bồi thường tai nạn giao thông, dẫn đến 2 vấn đề: (i) một là nạn nhân gặp khó khăn trong việc thu thập các tài liệu chứng minh tổn thất của họ; (ii) người gây tai nạn khó có đủ tài chính để bồi thường cho những vụ tổn thất lớn. Trên cơ sở như vậy, năm 1955, Luật Bảo đảm trách nhiệm dân sự xe cơ giới ra đời nhằm quy định về trách nhiệm bồi thường và cơ chế bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới (CALI) nhằm đảm bảo bù đắp kịp thời cho các nạn nhân tai nạn giao thông.

2. Các nội dung chính của chế độ CALI

2.1. Khuôn khổ pháp luật

– Chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới – CALI chịu sự điều chỉnh của các quy định liên quan đến bồi thường trách nhiệm dân sự tại Bộ Luật dân sự và các quy định của Luật Bảo đảm trách nhiệm dân sự xe cơ giới (Luật về CALI). Trong đó, theo quy định tại Luật Bảo đảm trách nhiệm dân sự xe cơ giới:

+ Theo quy định tại Điều 3 Luật về CALI, khi một cá nhân vận hành xe cơ giới tham gia giao thông tại Nhật Bản gây tai nạn chết người hoặc thương tật cho bên thứ ba thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Cá nhân đó chỉ không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi chứng minh được mình không có lỗi trong vụ tai nạn, có hành vi cố ý hoặc lỗi của cá nhân và xe cơ giới được vận hành trong điều kiện đảm bảo an toàn kỹ thuật.

….


TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

One Response

  1. Đây là luật ở Nhật, còn ở Vn thì sao nhỉ

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d