admin@phapluatdansu.edu.vn

LUẬT CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP, THANH LÝ DOANH NGHIỆP, XỬ LÝ PHÁ SẢN CÁ NHÂN VÀ TỘI PHÁ SẢN

LUẬT SỐ 67-563, NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 1967

Thiên 1

PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP VÀ THANH LÝ DOANH NGHIỆP

Chương 1. Tình trạng ngừng thanh toán

Điều 1

Mọi thương nhân và pháp nhân, kể cả các pháp nhân không có quy chế thương nhân, khi bị lâm vào tình trạng ngừng thanh toán thì đều phải khai báo trong thời hạn 15 ngày để mở thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thủ tục thanh lý doanh nghiệp.

Điều 2

Thủ tục phục hồi hoặc thủ tục thanh lý doanh nghiệp cũng có thể được mở theo đơn yêu cầu của một chủ nợ, không cần tính đến bản chất khoản nợ của người đó là như thế nào.

Toà án cũng có thể tự thụ lý vụ việc để giải quyết sau khi đã chất vấn con nợ hoặc con nợ đã được triệu tập hợp lệ.

Điều 3

Nếu một thương nhân đang trong tình trạng ngừng thanh toán mà chết thì người được hưởng thừa kế và chủ nợ của người đó được hưởng thời hạn khởi kiện ra toà thương mại là một năm, kể từ ngày người đó chết.

Toà thương mại cũng có thể tự thụ lý vụ việc để xét xử trong cùng thời hạn như quy định ở đoạn trên, sau khi những người được hưởng thừa kế được biết đến vào thời điểm đó đã được lấy ý kiến hoặc đã được triệu tập hợp lệ.

Điều 4

Thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lý doanh nghiệp có thể được mở trong thời hạn một năm kể từ ngày con nợ bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh, nếu tình trạng ngừng thanh toán đã phát sinh trước ngày doanh nghiệp bị xoá tên.

Thủ tục phục hồi hoặc thanh lý tài sản của một thành viên trong công ty, là người liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với khối tài sản nợ của công ty, có thể được mở trong thời hạn một năm kể từ ngày người này tuyên bố rút tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh nếu tình trạng ngừng thanh toán của công ty đã phát sinh trước ngày người này rút tên.

Trong cả hai trường hợp kể trên, toà án có thể thụ lý vụ việc theo đơn yêu cầu của các bên liên quan hoặc tự thụ lý vụ việc theo các điều kiện quy định tại đoạn 2 của điều 2.

Điều 5

Toà án có thẩm quyền là toà thương mại nếu con nợ là thương nhân; toà sơ thẩm thẩm quyền rộng có thẩm quyền trong các trường hợp con lại.

Mọi tranh chấp về thẩm quyền của toà án đều do toà sơ thẩm thẩm quyền rộng xem xét trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ. Trong trường hợp quyết định của toà sơ thẩm thẩm quyền rộng bị kháng cáo, kháng nghị thì kháng cáo, kháng nghị đó sẽ do toà phúc thẩm xem xét trong thời hạn một tháng.

Nếu có tranh chấp về thẩm quyền giữa toà thương mại và toà dân sự, toà án đầu tiên thụ lý vụ việc có thẩm quyền quyết định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: BẢN DỊCH CỦA NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading